(Tổ Quốc) - Nhằm cung cấp kiến thức tổng quan về nghệ thuật đương đại, hỗ trợ việc cảm thụ, hiểu, trao đổi và viết về các thực hành nghệ thuật đương đại trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay cho các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu… VICAS Art Studio tổ chức khóa đào tạo "Giới thiệu về Nghệ thuật đương đại", bắt đầu từ ngày 04/4.
Khóa đào tạo "Giới thiệu về Nghệ thuật đương đại" được thiết kế và giảng dạy bởi TS. Marion Duquerroy (Pháp) dành cho đối tượng là nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh và nhà báo/phóng viên trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.
Khóa học làm sáng tỏ lịch sử nghệ thuật từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Bằng cách sử dụng kết hợp các cách tiếp cận (chuyên khảo, so sánh, chuyên đề) và các góc độ phân tích (lịch sử, xã hội học, lý thuyết), việc cần thiết đầu tiên là hiểu các vấn đề và bối cảnh xuất hiện của hiện tượng Avant-garde. Trong phần thứ hai, học viên sẽ được giới thiệu về các phong trào nghệ thuật, các thực hành và trải nghiệm từ năm 1945 khi nền nghệ thuật độc tôn của châu Âu bị xâm lấn bởi Mỹ. Các phần này sẽ tuân theo khung thời gian, tập trung vào nghệ thuật Bắc Mỹ và châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khóa học sẽ đề cập tới các phong trào và thực hành như biểu hiện trừu tượng, chủ nghĩa hiện tại quốc tế, chủ nghĩa hiện thực mới, phong trào Tân-Dada, The Happening, Fluxus, nghệ thuật Pop Art Anh - Mỹ, chủ nghĩa tối giản, nghệ thuật ý niệm và nghệ thuật tại chỗ, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật cơ thể… Cuối Khóa đào tạo, các học viên tham gia sẽ được cấp 01 Chứng nhận hoàn thành Khóa đào tạo bởi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Giảng viên.
Khóa học bao gồm 12 buổi học, kéo dài trong vòng 02 tháng (04-05.2019). Buổi học đầu tiên diễn ra vào hồi 14:00-17:00, Thứ Năm, ngày 04/4/2019. Các buổi học kéo dài 3 tiếng, có phiên dịch Pháp/Anh - Việt, đã bao gồm 20 phút nghỉ giữa giờ (trà bánh giữa buổi sẽ được cung cấp tại địa điểm học). Địa điểm học: Phòng họp tầng 1, VICAS Art Studio, 32 Hào Nam, Hà Nội.
Tham gia Khóa đào tạo, người tham dự sẽ được tìm hiểu về các nội dung theo từng buổi học: Buổi 1. Phá vỡ chủ nghĩa hàn lâm, sự ra đời của tiên phong: Từ trường phái hiện thực đến trường phái Ấn tượng Buổi 2. Cuộc tìm kiếm cho cảnh quan đầy màu sắc: Henri Matisse và Robert Delaunay, Wassily Kandinsky và Kasimir Malevitch Buổi 3. Trường phái lập thể và phong trào Dada: các hình thức đặt câu hỏi trong hình thức chính trị của nghệ thuật Buổi 4. Từ cuộc cách mạng siêu thực đến chủ nghĩa siêu thực cách mạng Buổi 5. POP! Buổi 6. Sự xuất hiện của Mỹ: Trường phái biểu hiện trừu tượng Buổi 7. Kéo dài giới hạn phòng thu: Nghệ thuật đất đai (Land Art) Buổi 8. Thần thoại cá nhân - Câu chuyện / Lịch sử Buổi 9. Cơ thể của tôi có thể là một tác phẩm nghệ thuật: trình diễn và Happenings Buổi 10. Art Brut hoặc Art Outsider: nghệ thuật sáng tạo bên ngoài thế giới Buổi 11. Nữ quyền: sự trở lại để tạo ra nghệ thuật nổi loạn Buổi 12. Chủ nghĩa hậu hiện đại - Chủ nghĩa thay thế: Những thuật ngữ nghiên cứu mới
TS. Marion Duquerroy (Pháp)
Marion Duquerroy hoàn thành chương trình tiến sĩ của mình ở Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne, Pháp bằng việc chủ trì một nghiên cứu chuyên sâu về ý tưởng về tự nhiên trong nghệ thuật đương đại Anh từ thập niên 1990 tới ngày nay. Cô tập trung vào mối quan hệ giữa cơ thể, cảnh quan và môi trường xã hội và kinh tế và sự thể hiện của mối quan hệ này trong nghệ thuật. Cô đã công bố rộng rãi chủ đề nghiên cứu này và đã tham dự nhiều hội thảo ở Pháp, Anh, Canada, Tây Ban Nha, Đức và Mỹ...
Vào năm 2014, cô thực hiện chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ và phát triển một dự án về cảnh quan hậu công nghiệp và vị trí của chúng trong di sản quốc gia với kết quả đáng lưu ý là một hội thảo quốc tế và một công trình xuất bản.
Marion Duquerroy quan tâm sâu sắc tới vấn đề về thú vật và tính thú trong các tác phẩm đương đại và đã thực hiện nhiều hoạt động với các bảo tàng về vấn đề nghiên cứu này. Cô đã đang tìm hiểu lĩnh vực này trong nhiều năm qua và vào năm ngoái, đã cộng tác với Tạp chí Lịch sử nghệ thuật (Histoire de l'art) số 81 với chuyên đề về việc sử dụng và mối quan tâm tới thú vật trong nghệ thuật. Vài năm trước, cô đã tham gia vào một dự án về nghệ thuật đương đại và tiền bạc, cách thức tài trợ cho sáng tạo nghệ thuật. Dự án này cũng có kết quả là một hội thảo kéo dài hai ngày và xuất bản kết quả trực tuyến trên Proteus. Đồng thời, cô cũng đã đang giảng dạy hơn chục năm qua ở trường đại học ở Paris và ở các vùng khác. Năm 2016, cô được bổ nhiệm là Trưởng bộ môn Lịch sử nghệ thuật ở trường UCO, Angers.
Hiện Marion Duquerroy đang sống tại Hà Nội để nghiên cứu về những vấn đề nổi bật cũng như công việc của các nghệ sỹ Pháp - Việt Nam. Cô đang tham gia thực hiện một vựng tập triển lãm cho Thu-Van Tran và cộng tác viết một chuyên khảo trực tuyến cho exPosition…