• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Việt Nam có loại quả "mọc dại" nhưng có tác dụng hạ đường huyết tự nhiên, khi ăn cần nhớ 4 lưu ý quan trọng

Sức khỏe 13/01/2023 20:00

(Tổ Quốc) - Trong loại quả này có chứa một chất chống oxy hóa tên là flavonoid. Chất này được chứng minh rằng có thể điều chỉnh sự tăng giảm của lượng đường trong cơ thể.

Loại quả có tác dụng hạ đường huyết

Trước đây, dâu tằm ở Việt Nam là loại quả mọc dại, ít người để ý. Nhưng nhiều năm gần đây dâu tằm ngày càng được ưa chuộng hơn vì những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. 

Có bề ngoài nhỏ bé, nhưng trong một quả dâu tằm có chứa vô vàn chất dinh dưỡng. Bao gồm anthocyanin, resveratrol, polysaccharide, axit tannic, axit chlorogenic, protein hoạt tính... Nó cũng rất giàu vitamin, axit amin và các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt, kẽm, selen..

Việt Nam có loại quả "mọc dại" nhưng tốt ngang thuốc hạ đường huyết tự nhiên, khi ăn cần nhớ 4 lưu ý quan trọng - Ảnh 1.

Với người tiểu đường, dâu tằm là thứ quả cực kỳ có lợi.

Theo Đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, tính bình là một vị thuốc có thể chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc bổ thận, tráng dương, bổ máu, chống bạc tóc, trợ tiêu hóa, trợ tim mạch...

Với người tiểu đường, dâu tằm là thứ quả cực kỳ có lợi. Trong quả dâu tằm có chứa một chất chống oxy hóa tên là flavonoid. Chất này được chứng minh rằng có thể điều chỉnh sự tăng giảm của lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra loại quả này còn có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ có tác dụng kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dâu tằm có thể dùng để hỗ trợ điều trị đái tháo đường theo cách sau: Dâu tằm tươi 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả bỏ vào ấm, sắc với 500ml đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày.

Tận dụng dâu tằm theo cách này sẽ thành bài thuốc chăm sóc sức khỏe

Ngoài quả thì lá của cây dâu tằm cũng thường được tận dụng làm thuốc. Lương y Bùi Hồng Minh cho hay, lá dâu tằm có vị đắng, ngọt, tính hàn, đi vào 2 kinh can, phế có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, được dùng để chữa ho, sốt, nhức đầu...

Từ lá và quả của cây dâu tằm, có thể điều chế thành các bài thuốc như sau:

1. Trị đau xương khớp

Ăn dâu tằm chín thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm những triệu chứng này.

2. Trị mất ngủ

Dâu tằm tươi 60g, cho vào ấm đem sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Dưỡng huyết

Dâu tằm tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Dâu tằm rửa sạch, đem sắc lấy nước uống, cho thêm đường phèn vào. Sử dụng nước này sẽ giúp dưỡng huyết, dưỡng tóc, rất có lợi khi được sử dụng vào mùa hè.

4. Trị khó tiêu

Dâu tằm 10g, bạch truật 6g. Tất cả đem vào đun sôi với 500ml nước, uống làm 3 lần trong ngày.

Việt Nam có loại quả "mọc dại" nhưng tốt ngang thuốc hạ đường huyết tự nhiên, khi ăn cần nhớ 4 lưu ý quan trọng - Ảnh 2.

5. Trị đau mắt

Lá dâu đem nấu lấy nước và xông vào mắt sẽ giúp giảm viêm đau mắt.

6. Bồi bổ sức khỏe

Quả dâu tằm chín đỏ, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, tất cả có liều lượng tương đương đem ngâm với rượu. Mỗi lần uống một chén nhỏ.

4 điều cần lưu ý khi tiêu thụ quả dâu tằm

1. Tuy rất hiếm, nhưng quả dâu tằm cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là những quả dâu giập nát hư hỏng hay có dùng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Vì dâu tằm có tính bình nên cố gắng không ăn chung với mướp đắng, cà chua, hạt dẻ nước nếu không sẽ gây lạnh bụng.

Việt Nam có loại quả "mọc dại" nhưng tốt ngang thuốc hạ đường huyết tự nhiên, khi ăn cần nhớ 4 lưu ý quan trọng - Ảnh 3.

3. Những người tỳ vị hư nhược, phân lỏng không nên ăn dâu tằm.

4. Trong nước quả dâu tằm có chứa chất tanin vì thế không nên dùng các loại nồi đồng, sắt, nhôm để nấu vì sẽ phân hủy tannin, gây ra các phản ứng hóa học gây ngộ độc. Chỉ nên nấu dâu tằm trong nồi tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.

Bảo Nam

NỔI BẬT TRANG CHỦ