(Tổ Quốc) - Vĩnh Long sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 41 đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Giải văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long năm 2019- 2020; Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long- Tình đất, tình người là tin văn hóa tiêu biểu tại tỉnh Vĩnh Long mới đây.
- 15.05.2020 Vĩnh Long tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 26.04.2020 Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10.02.2020 Ngành VHTTDL Vĩnh Long triển khai phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở
- 26.09.2019 Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch
- 14.08.2019 Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long - Tình đất, tình người"
Vĩnh Long sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 41 đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội
Chỉ thị số 41 -CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) ra đời, là văn bản chỉ đạo quan trọng cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bên cạnh các văn bản Luật và dưới Luật đã ban hành.
Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo triển khai quán triệt tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị bằng nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên, công chức viên chức, hội viên và quần chúng nhân dân về các nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị để nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các văn bản của Trung ương để chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác thi hành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy tại các di tích; công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn Ban quản lý các di tích được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia trên toàn tỉnh treo băng rôn, cờ cổ động và đánh trống, chiêng, mõ tại các di tích trong thời khắc đón giao thừa, tổ chức đón xuân mới vui tươi, an toàn, tiết kiệm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ và giữ gìn các hiện vật, cổ vật tại di tích.
Tỉnh Vĩnh Long có đủ 4 loại hình lễ hội theo Nghị định 110/2018/NĐ-CP, bao gồm : lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc nước ngoài. Trong đó, chủ yếu là lễ hội truyền thống. Đối với người Kinh, có lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, lễ hội đình làng… Người Hoa các lễ hội tín ngưỡng như: Vía Chúa Sanh Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phước Đức Chánh Thần, Quan Thánh Đế Quân…Người Khmer có lễ CholChnamThmay, lễ Sen Dolta, lễ OkOmBok.
Lễ hội ở tỉnh Vĩnh Long chủ yếu được tổ chức theo 2 mô hình: tổ chức lễ hội theo hướng cộng đồng tự quản và tổ chức lễ hội có sự tham gia của Nhà nước. Đa số những lễ hội ở các di tích đình, chùa, miếu ở Vĩnh Long như lễ Thượng điền, Hạ điền ở các đình, lễ Tế đức Khổng Tử (Văn Thánh Miếu), lễ Xuân tế cầu an (Công thần Miếu),… đều thực hiện theo mô hình cộng đồng tự quản. Thông qua mô hình này, người dân tự tham gia đóng góp tiền của và thực hành các nghi thức tế lễ, thực sự chủ động và ý thức được trách nhiệm của mình trong tổ chức và tham gia các hoạt động lễ hội.
Phần lễ được thực hiện với những nghi thức trang trọng, thành kính, phần hội bao gồm nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, đa dạng đã thu hút đông đảo nhân dân đến tham gia, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người trên địa bàn tỉnh. Nguồn tài chính thu được thông qua lễ hội được các ban quản lý các di tích sử dụng để tổ chức lễ hội; tu bổ cho di tích: trùng tu, tôn tạo, bổ sung hiện vật cho di tích; giao lưu với các di tích khác và làm các hoạt động thiện nguyện khác như hỗ trợ tập sách cho học sinh nghèo hiếu học, tặng quà cho gia đình nghèo, …
Bên cạnh đó, các lễ hội gắn với di tích, lễ kỷ niệm và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trưng bày, triển lãm,… nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị được các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tổ chức đúng quy định, an toàn, tiết kiệm, an ninh, trật tự bảo đảm, không xảy ra hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng lễ hội để trục lợi, cờ bạc. Đồng thời, việc tổ chức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, truyền thống văn hóa địa phương.
Giải văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long năm 2019- 2020
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai Giải văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long năm 2019- 2020 chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, với chủ đề thành tựu về xây dựng Đảng, đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới, về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015- 2020.
Giải Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long năm 2019- 2020 gồm 5 chuyên ngành, được sáng tác từ năm 2015 đến 30/7/2020 và chưa được công bố, chưa dự thi ở tất cả các cuộc thi.
Ở chuyên ngành văn học gồm thể loại văn xuôi (truyện, ký) và thơ, mỗi tác giả được gửi tối đá 10 tác phẩm cho 2 thể loại; nhiếp ảnh gồm ảnh màu và đen trắng (kể cả ảnh bộ), khổ ảnh 20 x 30cm, mỗi tác giả được gửi tối đa 20 tác phẩm; múa, kịch bản có thời lượng từ 5- đến 10 phút, mỗi tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm; sân khấu gồm kịch sân khấu và bài ca vọng cổ, bản ngắn, mỗi tác giả được gửi tối đa 10 tác phẩm cho 2 thể loại; mỹ thuật gồm có hội họa, điêu khắc, đồ họa, phù điêu, mỗi tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm.
Các tác giả chuyên và không chuyên đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long không phân biệt độ tuổi, giới tính, dân tộc, không vi phạm pháp luật đều có quyền tham dự cuộc thi. Tác phẩm dự thi gửi đến Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long, số 6 Hưng Đạo Vương, Phường 1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long từ nay đến 16 giờ ngày 31/7/2020.
Tác phẩm dự thi ghi rõ Tác phẩm dự thi giải Văn học nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, chuyên ngành dự thi và gửi kèm file về địa chỉ: tapchivncl@gmail.com.
Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long- Tình đất, tình người"
Theo BTC cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề "Vĩnh Long- Tình đất, tình người", sau hơn 9 tháng phát động, BTC đã nhận được 274 tác phẩm của 172 tác giả là nhạc sĩ chuyên và không chuyên thuộc 34 tỉnh- thành trên cả nước tham gia.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, với số lượng tác phẩm hiện có, đây được xem là kết quả khá bất ngờ và vượt ngoài mong đợi của BTC.
Qua đây khẳng định, cuộc thi đã có sức lan tỏa trên phạm vi toàn quốc, được nhiều nhạc sĩ hưởng ứng. Mục đích cuộc thi nhằm tìm kiếm, tuyển chọn những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật cao, có ca từ đẹp, súc tích, giàu cảm xúc, dễ hát, dễ nhớ, phản ánh được những đặc trưng về truyền thống văn hóa, cách mạng của tỉnh Vĩnh Long trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển, để từ đó tạo được tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lòng khán giả, nhân dân.
Kết thúc thời gian nhận tác phẩm, BTC cuộc thi sẽ thành lập Ban Giám khảo vòng sơ tuyển để tuyển chọn những tác phẩm đạt chất lượng gửi Hội đồng giám khảo gồm những nhạc sĩ có tên tuổi, uy tín chấm giải vòng chung khảo.
Những ca khúc đạt giải trước mắt sẽ được sử dụng trong công tác tuyên truyền nhân các sự kiện, các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh dự kiến được tổ chức vào tháng 10/2020, sau đó sẽ biểu diễn phục vụ công chúng nhằm giới thiệu, quảng bá về vùng đất và con người Vĩnh Long.