Sáng 18/10, phiên tòa xét xử gian lận thi cử ở Hà Giang bước sang ngày làm việc thứ 5. Sáng nay, luật sư Hoàng Văn Hướng (luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên PGĐ Sở GDĐT tỉnh Hà Giang) đưa ra những kiến nghị liên quan đến vụ việc.
- 18.10.2019 Xử gian lận thi cử ở Hà Giang: Kẻ chủ mưu bị đề nghị mức án 8-9 năm tù
- 17.10.2019 Gian lận thi cử ở Hà Giang: Bí ẩn con lợn nhựa bị cáo Lương gửi nhà mẹ vợ trước khi bị bắt
- 17.10.2019 Nhiều tình tiết mới khiến phiên tòa xử gian lận thi cử Hà Giang phải kéo dài thêm 2 ngày
- 15.10.2019 Hàng loạt cán bộ, giáo viên công tác trong ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang nhờ nâng điểm thi
- 14.10.2019 Hà Giang mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ gian lận thi THPT quốc gia 2018, nhiều lãnh đạo vắng mặt
Theo đó, luật sư Hướng kiến nghị khởi tố vụ án hình sự ngay tại phiên tòa này khi bà Triệu Thị Chính khai có báo cáo ông Vũ Văn Sử về việc có dấu hiệu gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 (trước khi xảy ra vụ án đang được xét xử 1 năm).
5 bị cáo tại phiên tòa.
Tại phiên tòa, ông Sử cũng thừa nhận bà Chính có báo cáo về việc này. Do đó, luật sư kiến nghị “tức khắc yêu cầu giữ lại toàn bộ bài thi và điều tra vụ việc”.
Đối với vụ án đang xét xử, luật sư yêu cầu mở cuộc điều tra những dấu hiệu vi phạm pháp luật về những dấu hiệu vật chất, đặc biệt về tiền.
“Không thể có chuyện nâng điểm cho hơn 100 thí sinh mà lại chỉ bằng tình cảm. Cần mở rộng điều tra xem xét toàn bộ những người thân thích của các bị cáo về các giao dịch tại ngân hàng, đặc biệt đối với Hoài (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) và Lương (Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục)”.
Ông Hướng cũng cho rằng để đảm bảo khách quan, công bằng, nếu coi bà Chính nhờ nâng điểm, trong vụ án này có rất nhiều người nhờ nâng điểm, vậy tại sao không khởi tố những người khác.
Luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính
Vị luật sư này nhắc lại, theo nội dung được làm sáng tỏ tại phiên tòa, có 107 thí sinh được nâng điểm, trong đó có 41 thí sinh nhờ nâng điểm vào các trường công an và quân đội.
Cuối cùng, luật sư kiến nghị mở một cuộc điều tra toàn diện những người như ông Trần Đức Quý (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) trong việc trả lời tin nhắn bị cáo Hoài là có mục đích gì.
Trong phiên tòa ngày 15/10 trước đó, luật sư Hoàng Văn Hướng yêu cầu Hoài giải thích về việc có loạt tin nhắn được gửi đi gửi lại cho một người có ký hiệu “Q”.
Luật sư đọc nguyên văn nội dung tin nhắn: “Em báo cáo anh 2 việc. Một là em vừa đổi danh sách dữ liệu thi xong, kết quả dữ liệu trên phần mềm quản lý ghi của Bộ GD&ĐT trùng khít với dữ liệu trong đĩa CD anh Sử (Cựu Giám đốc sở GD&ĐT Hà Giang) giữ.
Hai là việc Lương chuyển bài thi trắc nghiệm và thiết bị xử lý bài thi về Sở Giáo dục là theo điều 26 quy chế thi và được sự đồng ý của em với nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Thư ký. Xong thầy Bình, thầy Sử, cô Chính đang nâng cao quan điểm, có gì anh xem giúp em”.
Người tên “Q” nhắn lại: “OK, có gì anh bàn với anh Sử”.
"Vậy Q là ai?", luật sư hỏi. Bị cáo Hoài nói: “Q là anh Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang”.
Theo: Đăng Khoa/VTC news