• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Ẩn ý” rạn nứt Mỹ-Thổ, ai sẽ là đối tượng hưởng lợi?

Thế giới 21/03/2018 15:10

(Tổ Quốc) - Theo các chuyên gia, Ankara là một người bạn khó đoán. Các căng thẳng gần đây cũng sẽ chưa đến mức Mỹ có thể cắt đứt hẳn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Leo thang quan hệ căng thẳng Mỹ-Thổ

Các căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng tại Syria. Điều này khiến các nhà quan sát liên tục đặt ra các nghi ngờ về mối quan hệ lịch sử của hai đồng minh trong thời gian gần đây.

Căng thẳng leo thang quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: foreign policy

Các chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề chia rẽ trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai. Các quan chức Mỹ và phương Tây liên tục bày tỏ cảnh báo về các động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, cả Washington và Ankara đều có lộ trình điểm chung trong nội chiến Syria kéo dài gần thập kỷ qua. Tổng thống Erdogan đã từng bày tỏ nhiều lo lắng dưới thời chính quyền Obama về việc thờ ơ của Mỹ tại xung đột Syria.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Ankara bày tỏ chính việc Mỹ can thiệp vào Syria đang khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải phản ứng mạnh mẽ. Về phần mình, các quan chức Mỹ bày tỏ lo lắng khi Ankara phối hợp với Nga về mua hệ thống phòng thủ Nga S-400.

Washington thậm chí còn cảnh báo về việc gia tăng các trừng phạt đối với Ankara.

Mỹ-Thổ đang làm tổn thương lẫn nhau

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự rạn nứt quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang tạo ra các vết thương của cả hai bên. Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm xoay trục về mặt địa lý, vì nước này nằm ở giao điểm giữa châu Âu và châu Á và kiểm soát đường giao thông giữa Địa Trung Hải và Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ còn là đồng minh truyền thống của phương Tây kể từ khi gia nhập NATO những năm 1950, quan hệ đối tác này chủ yếu là do Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động như một rào chắn chống lại Nga và khối XHCN trước đây. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một quốc gia có vị trí đắc địa đối với Iran. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay còn là lối tiếp cận quan trọng đến Syria và Iraq, cùng với nhiều căn cứ quân sự trên khắp cả nước và các nước phương Tây phải lệ thuộc vào sự hỗ trợ của Thổ trong cuộc chiến chống IS. Xét về khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau, Ankara còn có thể thúc đẩy quan hệ với Nga.

Việc duy trì liên minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giá trị chiến lược của cả hai bên đòi hỏi cả Washington và Ankara phải tập trung vào chia sẻ các thách thức chung, bao gồm liên minh giữa Nga-Iran. Trong khi rất khó để Mỹ có thể trấn an các lo  lắng chồng chất của Tổng thống Erdogan thì việc linh hoạt hơn đối với các vấn đề người Kurd tại Syria của Washington có thể khiến ông Erdogan giảm căng thẳng.

Vấn đề thiết yếu nào có thể đạt được thỏa hiệp cam kết trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tại Ankara? Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã chấp thuận giảm sự hiện diện của lực lượng người Kurd tại phía Tây, sông Euphrates. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ lại phải chịu đựng sự hiện diện của quân đội Mỹ và Đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) tại khu vực người Kurd ở phía Bắc Syria.

Lộ trình nào hàn gắn quan hệ đôi bên?

Người Mỹ xem các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với lực lượng người Kurd tại Syria là động thái “được xem là phản bội” của một đối tác đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, vẫn có cách khác có lợi cho đôi bên. Các chuyên gia cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tồi tệ hơn nếu không có Mỹ là đồng minh. Hơn nữa, ảnh hưởng của Mỹ là cơ hội tốt nhất làm cho người Kurd tin tưởng có thể loại bỏ Đảng công nhân Kurd (PKK) và thúc đẩy họ đi theo lộ trình của mình giống như những gì người Kurd ở Iraq đã làm.

Đối với người Kurd, Mỹ sẽ không từ bỏ họ. Tham vọng của người Kurd có thể sẽ tiếp tục nhưng Mỹ cũng sẽ không thể cam kết đảm bảo các mong muốn của đồng minh ở nơi này hay nơi khác, đặc biệt chính tham vọng này lại ảnh hưởng ít nhiều đến các đồng minh khác của Washington hoặc tính ổn định khu vực.

Đối với Mỹ, vấn đề người Kurd đang đẩy xa quan hệ của Washington và Ankara. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 17 thế giới và là một trong số các siêu cường quân sự chủ chốt của Trung Đông. Khoảng 2000 binh lính Mỹ tại phía Đông Bắc Syria không thể đủ sức để hỗ trợ cả trên không và thực địa nếu không có hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thực chất, rất khó có thể tưởng tượng sự chống chọi của Mỹ đối với sức mạnh của Nga và Iran tại Syria nếu Washington không có đồng minh là Ankara.

Thêm vào đó, nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó với Iran tại Trung Đông hay cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu với Nga và Trung Quốc đòi hỏi cần phải có đồng minh. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn liên tục phản đối các động thái bành trướng của Iran và tỏ ra thận trọng với Nga vì lý do địa lý và lịch sử. Đối với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ là một ứng viên tiềm năng trong Sáng kiến Vành đai-con đường mà Bắc Kinh phát động. Tuy nhiên, giữa Ankara và Bắc Kinh vẫn còn nhiều khác biệt. Các nhà quan sát cho rằng, nếu Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ “chia xa” thì Tehran, Moscow và Bắc Kinh ắt hẳn sẽ là người hưởng lợi.

Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh khó đoán. Tuy nhiên, nếu Mỹ muốn xa rời đồng minh tại Trung Đông thì sẽ không mang lại điều gì cho hai bên. Các chuyên gia cho rằng, với tính cách của Tổng thống Erdogan và nhiều năm căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Thổ thì việc tìm nền tảng chung giữa Ankara và Washington đối với vấn đề Syria hay vấn đề khác thật không dễ dàng. Trong một thế giới đầy rẫy cạnh tranh thì điều này xảy ra là tất yếu.

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ