• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Ẩn ý” xung quanh chiến lược mâu thuẫn về Mỹ sớm rời khỏi Syria

Thế giới 04/04/2018 14:42

(Tổ Quốc) - Tờ Bloomberg đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết mong muốn binh lính Mỹ sẽ rời khỏi Syria nhanh chóng và sẽ có quyết định sớm thời gian ở lại trong bao lâu.

Mỹ muốn sớm rời khỏi Syria

Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 3/4: “Tôi muốn Mỹ ra khỏi Syria và binh lính Mỹ có thể trở về nhà”.

Mỹ sẽ rút khỏi Syria?

Ông Trump cũng nhấn mạnh, sứ mệnh chính của chúng tôi trong cuộc chiến chống lại khủng bố IS đã gần như hoàn thành.

Khi IS đang dần sụp đổ thì Mỹ lại đang mất đi lý do duy nhất để giữ binh lính của mình ở Syria. Các quan chức Lầu Năm Góc liên tục cho rằng, họ không mong muốn rút khỏi Syria bởi điều này có nghĩa sẽ nhường lại chiến thắng cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các đồng minh Nga hay Iran.

Tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông  không trực tiếp đưa ra bình luận của Tổng thống Trump về quyết định rút khỏi Syria. Tuy nhiên, ông Votel nhấn mạnh sẽ tiếp tục trách nhiệm quân sự nhằm giúp bình ổn Syria.

“Tôi nhiều lần nhìn thấy chúng tôi ở vị trí hiện tại ở Syria và Iraq”, ông Votel cho biết.

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã kêu gọi chính sách ngoại giao “Nước Mỹ trên hết” nhằm tránh các xung đột và sẽ phải trả giá. Trong bài phát biểu tại Ohio vào tuần trước, ông Trump cho biết:  “Chúng ta sẽ tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố và dự đoán cho việc Mỹ rời Syria trong tương lai không xa”.

“Những người khác hãy quan tâm đến điều này ngay bây giờ”, ông Trump nói.

Tổng thống Trump đã đưa ra chủ đề này vào ngày 3/4 và cho biết các quan chức Saudi Arabia  khuyến khích sự hiện diện tiếp tục của Mỹ tại khu vực này.

“Nếu bạn muốn chúng tôi ở lại thì phải trả tiền cho binh lính Mỹ tại đây”, Tổng thống Trump nói.

“Từ 20/9/2014, khi mở rộng hoạt động tại Syria, Mỹ đã phải chi khoảng 14.3 triệu đôla một ngày vào các hoạt động tại đó và Iraq”, Lầu Năm Góc cho biết.

“Việc tái xây dựng Syria có thể mất ít nhất 100 tỷ đôla và cần ít nhất 10 năm hoàn thành”, giám đốc tình báo quốc gia Dan Coats cho biết vào tháng Ba.

Trong khi ông Trump hứa hẹn về việc rời khỏi Syria trong tương lai thì chính sách chính quyền vẫn tồn tại nhiều vấn đề và hiện tại có khoảng 2000 lính Mỹ vẫn còn ở đó.  

“Thời điểm hiện tại Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra một chính sách chặt chẽ nào về vấn đề Trung Đông. Trừ khi chúng ta rất may mắn, điều này là sự sai sót và chỉ dựa trên các mục tiêu không thực tế ”, ông James Jeffrey, người từng là đại sứ Mỹ tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Vũ khí hóa học

Theo Bloomberg, Tổng thống Trump là trung tâm cho chính sách đối ngoại nhằm đối phó với các thách thức của Iran khi cho rằng nước này đang tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố và phiến quân.

Tuy nhiên, cả Iran và đồng minh – nhóm phiến quân Hezbollah sẽ gia tăng ảnh hưởng nếu chính quyền Tổng thống  Assad giành chiến thắng tại Syria. Viễn cảnh đó đe dọa thách thức đối với nước láng giềng Israel và gia tăng cảnh báo đến sự lan rộng của Iran.

Ông Charles Lister – một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Trung Đông cho biết, bình luận của ông Trump về việc rời khỏi Syria trong thời gian sớm tồn tại nhiều mâu thuẫn. Theo ông Lister, việc Mỹ rút khỏi Syria sẽ khiến Iran càng tăng cường quyền lực tại Trung Đông.

Ông Trump, cũng giống với nhà lãnh đạo tiền nhiệm Barack Obama, liên tục gia tăng mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trong chiến tranh. Cả hai nhà lãnh đạo của Mỹ đều lên án việc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Assad. Thậm chí, Tổng thống Trump còn mở cuộc tấn công tên lửa hành trình nhằm vào căn cứ không quân Syria sau khi cho rằng ông Assad đã sử dụng chất độc hóa học trong một cuộc tấn công và ảnh hưởng đến người dân vô tội.

Lập trường của Lầu Năm Góc vẫn mong muốn tiếp tục trong cuộc  chiến chống khủng bố với mục đích quét sạch IS khỏi Syria. Mỹ cũng tiếp huy động lực lượng người Kurd trong khu vực nhằm đối phó với khủng bố IS. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, họ luôn xem người Kurd giống như một tổ chức khủng bố.

“Chúng tôi không thể để mọi thứ đi chệch với trọng tâm của cuộc chiến chống  khủng bố IS trong khu vực. Mạng lưới khủng bố đã giảm so với cách đây một năm trước. Tuy nhiên, chúng vẫn còn hiện diện đồng nghĩa với thách thức mới”, nữ phát ngôn Lầu Năm Góc Dana White nói với báo chí vào tuần trước.

Các nhà phân tích chính sách ngoại giao Mỹ cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump cần phải tìm kiếm thỏa thuận thương thuyết, trong đó cần phải ngăn chặn các lạm dụng nhân quyền trong chiến tranh giết chết một nửa triệu người và khiến hàng triệu người khác vô gia cư.

“Chúng ta cần phải có cơ chế thay đổi. Nếu không làm điều này thì sẽ là một sự thất bại về khía cạnh đạo đức”,  bà Evelyn Farkas, cựu phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống Barack Obama cho biết.

Theo Đại tá quân đội Mỹ, giáo sư lịch sử về hưu Andrew Bacevich, lỗi chiến lược xuất phát từ lý do cho rằng, sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ khiến cho Syria ổn định. Hãy nhìn về lịch sử, sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài. Tất cả đều khiến cho mọi thứ mất ổn định.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ