• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cảnh báo các thương vụ vũ khí với Nga, Trung: Mỹ gắn kết sức mạnh tại châu Á

Thế giới 11/02/2020 10:05

(Tổ Quốc) - Ông R. Clarke Cooper từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng động thái mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc từ các nước đối tác có thể sẽ vấp phải các lệnh trừng phạt của nước này.

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia đối tác nếu họ mua công nghệ từ các quốc gia làm suy yếu các hệ thống phòng thủ của Mỹ, như Nga hoặc Trung Quốc.

Mỹ lo ngại về công nghệ

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề chính trị-quân sự R. Clarke Cooper hôm thứ Hai cho biết một động thái như vậy sẽ làm hạn chế việc giới thiệu các hệ thống hoặc vũ khí đặc biệt cũng như có thể gây nguy hiểm cho công nghệ độc đáo mà Mỹ thiết kế.

Chúng tôi không muốn cơ hội hợp tác sản xuất [với các đối tác tương lai] gặp rủi ro vì Moscow hoặc Bắc Kinh có thể đang tìm cách khai thác sự hợp tác sản xuất hoặc hợp tác nghiên cứu đó hay chỉ đơn giản là tìm cách đánh cắp công nghệ hoặc thông tin cụ thể, ông nói.

Tuy nhiên, Cooper nhấn mạnh rằng Washington không tìm cách thay đổi cách tiếp cận tích hợp mà các quốc gia có được khi xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng họ.

Cảnh báo các thương vụ vũ khí với Nga, Trung: Mỹ gắn kết sức mạnh tại châu Á - Ảnh 1.

Mỹ lo ngại việc các nước đối tác sử dụng vũ khí Nga, Trung Quốc hay Triều Tiên. Ảnh: Xinhua.

Ông Cooper đã trả lời các câu hỏi về lập trường mà Hoa Kỳ áp dụng liên quan đến Đạo luật đối phó các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt năm 2017 (Caatsa) và cách Washington sẽ tiếp cận các nước mua các thiết bị quân sự từ Nga và Trung Quốc đại lục.

Cooper giải thích rằng Caatsa - đã ký thành luật năm 2017 nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Iran và Triều Tiên - được xây dựng để bảo vệ các công nghệ được chia sẻ giữa Hoa Kỳ với các đối tác, những người "sẵn sàng bắt tay vào mối quan hệ có thể tương tác".

Ông đã trích dẫn việc Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga như một ví dụ điển hình về cách thức hành động trên được thực hiện. Động thái này đã dẫn đến việc Ankara bị loại khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Washington dẫn đầu. Các công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chế tạo các máy bay phản lực này hiện đang mất hàng tỷ USD.

Nhà Trắng cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí Nga làm xói mòn quyết định của Nato về việc tránh xa các hệ thống của Nga và suy yếu làm sự phát triển của F-35.

Nếu một thứ gì đó được mua lại từ Nga có nguy cơ, thì các biện pháp trừng phạt có thể là một sự cân nhắc, Không có miễn trừ trắng cho bất kỳ đối tác nào nhưng cũng không có việc áp dụng bao trùm".

Tuy nhiên, ông nói rằng thị trường vũ khí vẫn là một khu vực cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực trong khu vực.

Vào tháng 11 năm ngoái, Cooper đã nói với những người mua vũ khí tiềm năng rằng việc chọn Mỹ làm đối tác an ninh của họ vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất. Ông nói rằng Trung Quốc đang sử dụng chuyển giao vũ khí như một phương tiện để đặt chân vào cửa, và họ có thể nhanh chóng sử dụng các thỏa thuận như một cách để gây ảnh hưởng và thu thập thông tin tình báo từ các quốc gia khác.

Vào ngày thứ Hai, ông đã nhắc lại những gì Washington đưa ra khác với Trung Quốc và Nga không chỉ là về sản phẩm tốt hơn.

Có sự phát triển và đầu tư thực tế trong một mối quan hệ và nó là một gói tổng thể. Có một quá trình dài về huấn luyện và bảo trì đi kèm với việc bán hàng, ông nói.

Gắn kết với châu Á

Đây là mối quan hệ mà ông Cooper cho biết Hoa Kỳ đã có với Singapore, nơi ông đang dẫn đầu một phái đoàn tham gia chương trình hàng không khởi động vào thứ ba.

Singapore Airshow từ ngày 11-16/2, sự kiện hai năm một lần thu hút hàng ngàn chuyên gia hàng không và quốc phòng và cũng thường là nơi những người mua máy bay và vũ khí chốt được nhiều thỏa thuận. Tuy nhiên, năm nay, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ giảm quy mô của phái đoàn tham dự trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát virus corona mới.

Virus corona đã lây nhiễm cho hơn 40 nghìn người trên toàn cầu và khiến hơn 1000 người thiệt mạng. Singapore cũng đang có 45 trường hợp nhiễm virus corona đã được xác nhận.

Theo các nhà tổ chức, hơn 70 công ty quốc tế đã rút khỏi sự kiện này, trong khi ông Cooper cho biết Mỹ sẽ vẫn là sự hiện diện quốc tế lớn nhất và là nhà triển lãm quốc phòng lớn nhất.

Ông Cooper cũng hoan nghênh thỏa thuận 2,75 tỷ USD của đảo quốc này mua các máy bay phản lực F-35B từ Mỹ - một động thái đã được bật đèn xanh từ Washington vào tháng trước.

Đây là một sự tăng cường cho mối quan hệ của chúng tôi và mối quan hệ song phương với Singapore. Đó là một biểu hiện khác của mối quan hệ lâu dài của chúng tôi, ông Cooper nói thêm rằng các máy bay phản lực sẽ không chỉ là cách Singapore đảm bảo hòa bình cho quê hương của họ mà còn là một đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực - điều mà Washington cũng đang hướng tới.

Ông Cooper cho biết các hoạt động và cuộc tập trận song phương là một số cách mà Hoa Kỳ gắn kết với khu vực, chẳng hạn như tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông đang tranh chấp.

Sự hiện diện của hải quân và không quân của Mỹ ở khu vực này cũng là một cách khác để thể hiện cam kết với khu vực, ông nói thêm rằng đã có cuộc đối thoại về mở rộng các hoạt động trong khu vực và tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ.

Có một lợi ích chung cho điều đó, ông nói. "Các nước ASEAN muốn bảo đảm rằng có không gian cho ổn định và thịnh vượng trong khu vực và khu vực này vẫn tự do đối với hàng hải".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ