• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Choán giữa sức mạnh "nóng" Mỹ - Iran: Iraq thân cận "tiến thoái lưỡng nan"

Thế giới 15/05/2019 15:25

(Tổ Quốc) -Khi căng thẳng giữa Washington và Tehran gia tăng, Iraq thấy mình bị kẹt giữa nước láng giềng Iran và Mỹ.

Reuters dẫn lời hai nguồn tin an ninh của Iraq cho biết, chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Baghdad trong tháng này diễn ra sau khi tình báo Hoa Kỳ đề cập tới việc lực lượng dân quân Shiite được Iran hỗ trợ triển khai các hỏa tiễn gần các căn cứ có lực lượng Mỹ.

Theo các nguồn tin này, ông ấy đã nói với các quan chức hàng đầu của Iraq về việc kiềm chế lực lượng dân quân này, đang mở rộng quyền lực của họ ở Iraq và hiện là một phần của bộ máy an ninh Baghdad. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ đáp trả bằng vũ lực.

Khi căng thẳng giữa Washington và Tehran gia tăng, Iraq thấy mình bị kẹt giữa nước láng giềng Iran, nơi có ảnh hưởng khu vực đã tăng lên trong những năm gần đây và Hoa Kỳ.

"Thông điệp từ người Mỹ rất rõ ràng. Họ muốn đảm bảo rằng Iraq sẽ ngăn chặn các nhóm đó đe dọa đến lợi ích của Mỹ", Reuters dẫn tin một nguồn tin quân sự cấp cao của Iraq thân cận về chuyến đi của ông Pompeo nói.

"Họ nói nếu Hoa Kỳ bị tấn công trên đất Iraq, họ sẽ hành động để tự vệ mà không cần phối hợp với Baghdad."

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về các chi tiết trong cuộc thảo luận của ông Pompeo. Ông ấy đã nói sau chuyến đi này: "Chúng tôi không muốn bất kỳ ai can thiệp vào đất nước của họ (Iraq), chắc chắn không phải bằng cách tấn công một quốc gia khác bên trong Iraq."

Nguồn tin an ninh thứ hai của Iraq cho biết: "Liên lạc mà người Mỹ thu được cho thấy một số nhóm dân quân được triển khai để kiểm soát các vị trí đáng ngờ, điều mà người Mỹ coi là khiêu khích".

Choán giữa sức mạnh nóng Mỹ - Iran: Iraq thân cận tiến thoái lưỡng nan - Ảnh 1.

PMF thân cận với Iran là một lực lượng đáng kể tại Iraq. (Nguồn: Reuters)

Quan chức này nói rằng người Iraq được thông báo rằng bất kỳ mối đe dọa nào từ các nhóm trên "sẽ được giải quyết trực tiếp bởi người Mỹ bằng vũ lực".

Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi hôm thứ ba nói với các phóng viên rằng phía Iraq không quan sát thấy "các phong trào trên tạo thành mối đe dọa cho bất kỳ bên nào. Chúng tôi đã làm rõ điều đó với người Mỹ - chính phủ đang làm nhiệm vụ bảo vệ tất cả các bên."

Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã gia tăng mạnh mẽ vào đầu tháng này khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tăng cường áp lực trừng phạt bằng cách chấm dứt miễn trừ cho một số quốc gia mua dầu của Iran - một phần trong nỗ lực đẩy lùi sự ảnh hưởng trong khu vực của Tehran.

Washington tuần trước cũng cho biết họ đang gửi thêm lực lượng quân sự đến Trung Đông.

"Tác chiến tâm lí"

Iraq sẽ gặp khó khăn để kiềm chế lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn.

Các lực lượng bán quân sự chính thức là một phần của lực lượng an ninh Iraq nhưng hoạt động bán độc lập, được hỗ trợ bởi các chính trị gia đồng minh hùng mạnh của Iran và đang mở rộng sức mạnh kinh tế của họ.

Phát ngôn viên của hai nhóm bán quân sự được Iran hậu thuẫn cho biết không có kế hoạch nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ, nói rằng các mối đe dọa trên là "tác chiến tâm lý" của Washington.

Hoa Kỳ nói rằng Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trong khu vực. Họ muốn làm suy yếu các lực lượng bán quân sự này - đã mở rộng ảnh hưởng tại khu vực kéo dài tới Syria và Lebanon, và để Iraq giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt của Iran.

Iran coi Iraq là một mắt xích quan trọng với thế giới khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nguồn tin an ninh Iraq cũng cho biết các quan chức Hoa Kỳ đã thảo luận với các quan chức Iraq về việc lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn triển khai dọc biên giới Syria, nơi quân đội Hoa Kỳ đã giúp chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.

Ông Pompeo nói tuần trước: "Chúng tôi đang thúc giục chính phủ Iraq ... để đưa tất cả các lực lượng đó về dưới sự kiểm soát của trung ương Iraq."

Còn các nhóm nói rằng họ đã tuân theo mệnh lệnh của nhà nước Iraq và không có kế hoạch nhắm vào các lợi ích của Hoa Kỳ.

Laith al-Athari, phát ngôn viên của nhóm Asaib Ahl al-Haq do Iran hậu thuẫn, nói về cái cớ của Mỹ là vô căn cứ.

Các lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) – với nhiều tay súng Shiite - có số lượng khoảng 150.000 người. Còn hiện tại có khoảng 5.200 lính Mỹ ở Iraq.

Các nhà phân tích cho rằng việc định vị tên lửa của các dân quân được Iran hậu thuẫn có thể có ý nghĩa như một mối đe dọa mang tính biểu tượng đối với Hoa Kỳ, chứ không phải là một kế hoạch thực sự để sử dụng chúng.

Giáo sư Toby Dodge của Trường Kinh tế London cho biết Iran trong quá khứ đã chuyển những vũ khí như vậy "để từ từ tăng sức nóng với Mỹ tại Iraq khi cảm thấy Mỹ đang tìm cách đe dọa lợi ích của Iran".

Sức mạnh kinh tế

Một số nhà quan sát cho rằng áp lực kinh tế đối với Iran sẽ có tác động nhiều hơn là hành động quân sự.

Ông Pompeo cho biết ông đã thảo luận trong chuyến thăm Baghdad của mình về "dầu thô và khí tự nhiên ... (và) những cách chúng ta có thể ... làm cho các dự án đó tiến lên rất nhanh", một điều liên quan đến những nỗ lực nhằm loại bỏ việc Iraq nhập khẩu năng lượng quan trọng từ Iran.

Ông ấy (Pompeo-pv) kêu gọi Iraq ký các thỏa thuận dầu khí đang được đàm phán với các công ty Mỹ, hai quan chức năng lượng cho biết.

Công ty năng lượng khổng lồ General Electric của Hoa Kỳ đang tìm kiếm một vị trí trong kế hoạch trị giá 14 tỷ đô la phát triển cơ sở hạ tầng điện và Iraq sắp ký hợp đồng về cơ sở hạ tầng dầu mỏ trị giá 53 tỷ đô la, trong đó có Exxon Mobil.

Đây là một cách khác mà Hoa Kỳ đang tìm cách gây áp lực với nhà cung cấp điện lớn của Iraq là Iran và buộc Iraq phải chọn giữa Washington và Tehran làm đồng minh chính của mình, Renad Mansour, một nhà nghiên cứu tại Chatham House cho biết.

"Hoa Kỳ đang ... đến gặp các nhà lãnh đạo Iraq và nói rằng các ông chọn đi cùng chúng tôi hoặc với họ," Mansour nói.

"Người Iraq đã nói tại sao chúng ta không thể là đồng minh với cả hai? Nhưng người Mỹ không quan tâm đến điều đó và tôi nghĩ cả phía Iran cũng vậy."

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ