• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

COP28: Những kỳ vọng của thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu

Thế giới 22/11/2023 16:25

(Tổ Quốc) - Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ là sự kiện quan trọng hàng năm để thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm nay, COP28 sẽ được tổ chức tại Dubai từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2023.

Theo hãng CNN, vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Môi trường Zimbabwe đã ký trao quyền kiểm soát lượng đất đai đáng kinh ngạc cho một công ty nước ngoài ít tên tuổi là Blue Carbon.

COP28: Những kỳ vọng của thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu - Ảnh 1.

Một khu bảo tồn Mucheni ở Zimbabwe. Ảnh: CNN

Blue Carbon là một công ty có trụ sở tại Dubai sở hữu diện tích đất rừng tương đương với diện tích của Vương quốc Anh trên khắp 5 quốc gia châu Phi để thực hiện các dự án bảo tồn những khu rừng có thể bị khai thác nhằm ngăn chặn số lượng lớn carbon dioxide hoặc CO2 làm nóng hành tinh xâm nhập vào khí quyển.

Sau đó, Blue Carbon có thể sử dụng khoản bảo tồn đó để tạo ra tín chỉ carbon và bán cho các công ty và chính phủ nhằm "bù đắp" tình trạng ô nhiễm khí hậu khi tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch làm nóng lên hành tinh.

Một loạt các thỏa thuận bảo tồn rừng với Zimbabwe, Zambia, Kenya, Liberia và Tanzania đã được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 hàng năm của Liên hợp quốc vào tháng 12 tới. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ đăng cai tổ chức sự kiện năm nay.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng những thỏa thuận bảo tồn này là nỗ lực mới nhất của quốc gia dầu mỏ nhằm sử dụng các sáng kiến xanh "làm bình phong" cho kế hoạch tiếp tục bơm nhiên liệu hóa thạch.

Đồng thời, UAE cho biết họ đang có kế hoạch khai thác thùng dầu cuối cùng sau 50 năm kể từ bây giờ, khi trữ lượng dầu của nước này được dự đoán sẽ cạn kiệt.

Blue Carbon sẽ không xác nhận quy mô diện tích của tất cả các dự án và số tiền họ đã cung cấp tài chính hay số tín dụng mà họ hy vọng sẽ tạo ra nhằm bù đắp lượng khí thải carbon gây ra. Các thỏa thuận đang ở giai đoạn đầu và vẫn chưa hoàn tất.

Đại diện công ty này nói rằng các thỏa thuận này sẽ được trình bày trực tiếp tại hội nghị thượng đỉnh COP28 ở Dubai như một "bản kế hoạch chi tiết" cho hoạt động kinh doanh carbon.

Hàng năm, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP là nơi các nhà lãnh đạo và đàm phán toàn cầu tập hợp để thảo luận và đưa ra các quyết định về cách thức và thời điểm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sẽ có đại diện từ 200 quốc gia đến tham gia.

UAE dự kiến sẽ sử dụng vai trò chủ tịch COP28 để thúc đẩy mạnh mẽ việc loại bỏ carbon - không chỉ từ rừng mà còn từ dầu khí, sau đó lưu trữ dưới lòng đất - giải pháp trung tâm cho cuộc khủng hoảng khí hậu.

UAE có rất nhiều thứ để mất về mặt tài chính. Theo Bộ Thương mại Mỹ, dầu và khí đốt chiếm khoảng 30% GDP và 13% hàng hóa xuất khẩu của nước này tính đến năm ngoái. Hơn 80 quốc gia ủng hộ việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong khi năng lượng tái tạo như gió và mặt trời hiện có chi phí cạnh tranh ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Theo dữ liệu từ Climate Watch, tính đến năm 2020, UAE sẽ chịu trách nhiệm về khoảng 0,53% lượng khí thải CO2 trên thế giới nhưng với dân số nhỏ gần 10 triệu người, đây là quốc gia gây ô nhiễm carbon bình quân đầu người lớn thứ 6. Mặc dù có dân số tương đối nhỏ nhưng UAE vẫn là nhà sản xuất dầu lớn thứ 7 trên thế giới tính theo sản lượng vào năm 2022.

Tín dụng carbon

Một số nhà quan sát đang cho rằng những ý tưởng tạo ra các khoản tín dụng carbon có thể là hoạt động thương mại để đổi lấy việc không chặt phá rừng - động thái đã bị nhiều người chỉ trích là có vấn đề.

Cụ thể, những công ty lớn nhất thế giới chứng nhận tín chỉ carbon được xem là cách sử dụng phương pháp "kế toán phóng đại" để hỗ trợ thực sự cho dự án của họ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

"Đầu tư vào nỗ lực bảo tồn rừng luôn được hoan nghênh. Tuy nhiên, thách thức ở đây là bảo tồn rừng không phải là con bài "thoát khỏi án tù"", bà Julia Jones, nhà khoa học bảo tồn tại Đại học Bangor ở Wales, cho biết.

Theo bà Julia Jones, trên toàn cầu, chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng mất rừng thêm và cắt giảm đáng kể lượng khí thải. Sử dụng cái này để bù đắp cái kia mà không có sự đầu tư đáng kể vào việc giảm lượng khí thải là một vấn đề.

Quyền đất đai là một vấn đề khác. Trong một số trường hợp, các chủ đất bản địa và truyền thống đã bị trục xuất để dọn đường cho những dự án như vậy.

Ông Justin Kenrick, Cố vấn chính sách cấp cao tại Chương trình Người dân Rừng nhận định những người kiểm soát các khu rừng ở Châu Phi sẽ kiếm được rất nhiều tiền và các tập đoàn dường như đang theo đuổi một "cuộc tranh giành Châu Phi mới".

Khẩu hiệu "lượng khí thải tối thiểu" là một giải pháp khí hậu khả thi, ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao và các nhà khoa học thúc đẩy cắt giảm nhiên liệu hóa thạch nhanh chóng./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ