• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cuộc chiến hồi phục quỹ châu Âu định hình tương lai khối

Thế giới 15/07/2020 20:05

(Tổ Quốc) - 27 thành viên liên minh châu Âu đang đấu tranh tìm ra tầm nhìn chung về chủ quyền kinh tế hậu dịch bệnh Covid-19.

Cách đây khoảng một năm trước, các nhà hoạch định chính sách của châu Âu đã phác thảo kế hoạch quỹ đầu tư lên tới 1000 tỷ euro nhằm thúc đẩy thế mạnh ngành công nghiệp châu Âu, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang đi đầu trong lĩnh vực này.

Cuộc chiến hồi phục quỹ châu Âu định hình tương lai khối - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Các kế hoạch cho Quỹ tương lai châu Âu được nhiều người ví như quỹ tài sản có chủ quyền và chưa mang lại kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên điều này phản ánh một quan điểm phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ qua tại Pháp, Đức và các quốc gia khác rằng liên minh châu Âu phải chung tay hành động để khép lại khoảng cách với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ và bảo vệ khối trước sự nổi lên của Trung Quốc. Các ý tưởng này đang trở lại sau dịch bệnh và ảnh hưởng mạnh mẽ đến liên minh châu Âu và kinh tế quốc gia. Tây Ban Nha đang phân bổ 10 tỷ euro cho chính phủ thúc đẩy đầu tư chiến lược.

Kreditanstalt für Wiederaufbau, quỹ phát triển của Đức chiếm 23% trong CureVac – một nhà sản xuất vaccine. Bộ trưởng kinh tế Đức – ông Peter Altmaier cho biết cần phải can thiệp nhiều hơn có thể. Với các biện pháp như vậy, chính phủ châu Âu đang chuẩn bị nền tảng cho những gì có thể mang đến sự thay đổi đáng kể trong mô hình kinh tế với liên minh châu Âu trong 30 năm tới hoặc hơn thế nữa. Trong giai đoạn này, các dự án lớn của châu Âu tập trung ở thị trường đơn lẻ, liên minh tiền tệ, tư nhân hóa tài sản nhà nước và chính sách cạnh tranh mạnh mẽ cùng như các thỏa thuận thương mại quốc tế. Hiện tại, khối liên minh châu Âu và 27 nước thành viên thúc đẩy vai trò mạnh mẽ đầu tư công cũng như các quy định kinh doanh chặt chẽ hơn ở cấp liên minh châu Âu và cấp quốc gia.

Theo hãng FT, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là nỗ lực bảo vệ chủ quyền kinh tế của châu Âu. Điều đó chứng minh xu hướng này sẽ quan trọng hơn trong dài hạn so với các đề xuất mà các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu sẽ thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Brussels vào thứ Sáu tuần này với quỹ hồi phục hậu dịch bệnh trị giá 750 tỷ euro cùng với ngân sách liên minh châu Âu sẽ được tập trung trong giai đoạn 2021-2027. Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Bỉ đã đưa ra tín hiệu định hướng mới trong tuần trước, mô tả mục tiêu của khối là khắc phục hậu quả thiệt hại do dịch bệnh gây ra, cải tổ kinh tế và tân trang lại xã hội của chúng ta. Quỹ hồi phục có ý nghĩa nhưng xuất phát từ quan điểm chính trị hơn là quan điểm kinh tế.

Nếu được chấp thuận thì điều này sẽ gửi một thông điệp hữu ích đối với sự thống nhất của liên minh châu Âu trong trường hợp khẩn cấp. Đề xuất quỹ hồi phục thu hút chút ý vì những đề xuất sáng tạo của mình rằng châu Âu nên bố trí kinh phí cho các quốc gia thành viên khó khăn bằng hình thức tài trợ cũng như các khoản vay.

Giới quan sát đặt ra câu hỏi liệu quỹ hồi phục có thể giúp tương lai liên minh châu Âu cải thiện hay không? Điều đáng lo ngại nhất là khoảng cách xa vời của các thành viên có thể ngăn cản tập trung phát triển kinh tế trong khối và dẫn đến sự sụt giảm của đồng euro.

Đồng euro một thời gian dài đã phải xoay sở để có thể sống sót qua khủng hoảng nợ trong những năm 2010 và 2012. Khoản vay cứu trợ khổng lồ của châu Âu đối với các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland cũng như hứa hẹn từ Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank) đã có thể bảo vệ giá trị của đồng euro trong thời điểm ấy.

Hiện tại, châu Âu đang phải đối mặt với cú sốc kinh tế tồi tệ nhất từ năm 1930, trong đó một số quốc gia còn chịu nhiều rủi ro hơn các quốc gia khác. Ủy ban châu Âu phỏng đoán rằng tăng trưởng GDP tại 19 quốc gia sử dụng đồng euro đạt mức 7.75% trong năm nay. Kinh tế Italy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh.

Ủy ban châu Âu cũng đưa ra dự báo vào ngày 6/5 rằng kinh tế châu Âu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ trong năm nay. Một quan chức hàng đầu thậm chí đã nói rằng, châu Âu đang đối mặt với suy thoái kinh tế mạnh nhất trong lịch sử.

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc và Mỹ trong thời gian qua đã nâng tầm ảnh hưởng của hai quốc gia này trên toàn cầu.

"Chúng ta không thể cho phép bản thân mình trở nên ngây ngô", Thủ tướng Merkel nói trước Nghị viện châu Âu tuần này. "Trong nhiều quốc gia thành viên, các đối thủ với châu Âu có thể lợi dụng khủng hoảng để đạt được mục đích của riêng họ".

Người dân châu Âu đổ lỗi cho chính sách thương mại khắt khe của Tổng thống Trump đã ảnh hưởng đến liên minh và đe dọa đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Đức, Thủ tướng Merkel có thể phải đưa ra định hướng mới, trong đó có Trung Quốc.

Châu Âu đang nỗ lực hết sức đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nhiều quốc gia đã bắt mở cửa biên giới trở lại sau ba tháng thực hiện phong tỏa vì dịch bệnh bùng phát. Với ngành du lịch, mặc dù người châu Âu yêu thích mùa hè nhưng vẫn chưa rõ số lượng các quốc gia sẵn sàng mở cửa trở lại.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ