• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Định mệnh Nga-Thổ đột phá quan hệ: Cân bằng giữa "được và mất"

Thế giới 05/01/2019 14:58

(Tổ Quốc) - Từ góc độ các quan hệ chính trị, quân sự và thương mại gia tăng, Ankara phải cân bằng giữa các rủi ro và lợi ích từ việc duy trì mối quan hệ với các đồng minh khác.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cho đến gần đây có chút dao động trong quan hệ ngoại giao. Trong quá khứ, vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga giữ theo quan điểm NATO truyền thống, bao gồm sự thận trọng với các nước bên ngoài liên minh.

Định mệnh Nga-Thổ đột phá quan hệ: Cân bằng giữa được và mất - Ảnh 1.

Bước ngoặt đột phá cho quan hệ mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh:middleeasteye

Tình hình ngoại giao và chính trị liên tục phát triển nhanh chóng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từng bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga vào năm 2015 bởi các vi phạm không phận. Sự kiện này đã mang đến quan hệ song phương bế tắc trước khi bắt đầu tái quan hệ hai nước.

Hai quốc gia từng xảy ra các xung đột trong các vấn đề Syria trong khi gia tăng các kênh liên lạc song phương. Những gì tiếp đó là tiến trình hòa đàm Astana với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga cũng như cái bắt tay thân mật giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi đưa ra thống nhất về việc giảm leo thang khủng hoảng Idlib tại Syria.

Sau đó, cùng với quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Syria sau cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vào tháng 12, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã cùng gặp gỡ tại Moscow – địa điểm cùng đưa ra thông nhất về vấn đề Syria.

Cam kết hữu nghị giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga rõ ràng đang thúc đẩy phát triển quan hệ chiến lược và tốc độ đang diễn ra quan trọng. Nhịp độ mối quan hệ chính trị, thương mại và quân sự gia tăng cùng với thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, lễ động thổ gần đây đánh dấu khởi công dự án nhà máy điện hạt nhân Akkuyu vào tháng 4 và dự án đường ống khí đốt tự nhiên TurkStream.

Dự án nhà máy điện hạt nhân Akkuyu sẽ là nhà máy hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và công trình có sự hợp tác lâu dài giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ankara xem đây là dự án đặt ưu tiên hàng đầu.

Dự án TurkStream cũng phản ánh quan hệ song phương cùng với dòng tweet của Tổng thống Erdogan: "TurkStream là một dự án lịch sự cho mối quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và thúc đẩy yếu tố địa chính trị trong khu vực nhằm nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ với Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả cả hai dự án TurkStream và Akkuyu là các biểu tượng cho sự phát triển tích cực quan hệ đối tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cam kết tình bạn giữa hai nước.

Vai trò thành viên NATO là nhân tố chính khi phân tích quan hệ với Nga. Thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Washington lo lắng và chỉ trích. Thậm chí Mỹ từng khẳng định sẽ ngừng bán F-35 của nước này cho Ankara nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục muốn mua hệ thống phòng thủ của Nag.

Xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ

Sự suy giảm quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là nhân tố chính nhằm cải thiện quan hệ giữa Moscow và Ankara. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ liên tục trở thành vấn đề lớn cùng với các mâu thuẫn gia tăng xung quanh các căng thẳng qua lại giữa hai nước. Trừng phạt của Mỹ nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của Ankara trong thời gian gần đây.

Thêm vào đó, việc Mỹ hậu thuẫn lực lượng người Kurd (YPG) tại Syria đã gây ra nhiều lo lắng cho Ankara trong suốt nội chiến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xem lực lượng người Kurd giống như tổ chức khủng bố. Quyết định về việc thiết lập khu phi quân sự tại Idlib cùng với sự hỗ trợ chiến lược của Nga trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng đang giúp Moscow trở thành đối tác nhiều lợi ích cho Ankara. Sự phát triển này chỉ ra tầm nhìn chia sẻ song phương và mới trong quan hệ hai nước.

Trong những năm gần đây, bằng chứng là từ các cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin, điều đó liên tục rõ ràng rằng Nga là đối tác mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hướng tới thúc đẩy quan hệ sau các căng thẳng giữa Ankara với Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có các bất lợi và chi phí liên quan trong mối quan hệ sâu sắc này.

Chuyển đổi chính sách ngoại giao

Lấy ví dụ việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ankara từ chối chấp nhận việc sáp nhập này khi nó xảy ra. Tuy nhiên, các động thái gần đây của Ankara đã thay đổi.

Chính sách ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi, bằng chứng là quan hệ với Nga. Mặc dù liên minh song phương vừa chớm nở có thể nhìn thấy từ góc độ thương mại và đầu tư, nhưng nó cũng có thể tạo ra tình trạng khó xử trong việc làm suy yếu mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh truyền thống ở phương Tây. Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thúc đẩy vị trí của họ trên trường quốc tế theo hướng tích cực và cân bằng và làm đa dạng quan hệ song phương với các quốc gia khác.

"Để duy trì tính linh hoạt trên trường quốc tế trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ phải đáp ứng tiến trình cân bằng giữa các mối quan hệ", giới quan sát nhận định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ