• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga – Thổ rối rắm thương vụ hạng nặng: Mỹ bồi thêm sóng gió?

Thế giới 20/12/2018 16:29

(Tổ Quốc) - Thương vụ S-400 Nga – Thổ Nhĩ Kỳ thêm phần phức tạp khi Washington mở đường bán Patriot cho Ankara.

Nga sẽ chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của mình cho Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mở đường bán một hệ thống vũ khí hạng nặng khác (được coi là đối thủ của S-400-pv) cho Ankara với giá 3,5 tỷ USD.

Tín hiệu bất ngờ về Patriot

S-400, một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa di động, là câu trả lời của Kremlin đối với các nền tảng Patriot và THAAD của Mỹ. THAAD- hệ thống phòng thủ tầm xa giai đoạn cuối do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo trong khi Raytheon sản xuất Patriot.

Nga – Thổ rối rắm thương vụ hạng nặng: Mỹ bồi thêm sóng gió? - Ảnh 1.

Hệ thống S-400 Nga đang nhận được nhiều sự quan tâm từ chính các đồng minh của Mỹ. (Nguồn: TASS/Getty)

Năm ngoái, Ankara đã ký thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa S-400 của Moscow, một thỏa thuận được cho là trị giá 2,5 tỷ USD. Cũng trong lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia tài trợ cho hệ thống vũ khí đắt nhất của Mỹ, tiêm kích tối tân F-35.

Có thể nói, hai hệ thống vũ khí hạng nặng đắt đỏ mà Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ bổ sung vào kho vũ khí vừa chớm nở của mình có thể được sử dụng để đối phó lại nhau.

Hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất, được trang bị 8 bệ phóng và 32 tên lửa, có khả năng tấn công các máy bay chiến đấu tàng hình như tiêm kích F-35.

Trước đó, quá trình Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành mua sắm hệ thống tên lửa của Nga đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các thành viên NATO và Washington, những người vốn cảnh giác với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Moscow trong khu vực. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đã lùi lại việc chuyển giao theo kế hoạch hai máy bay F-35 choThổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, các giao dịch của Nga và Hoa Kỳ nên được xem xét tách biệt với nhau và Moscow đang trong quá trình cung cấp S-400 cho Ankara.

"Chúng tôi đang thực hiện các thỏa thuận mà chúng tôi có với các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn biết rằng hợp đồng đang được thực hiện. Chương trình này sẽ được tiếp tục", ông Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Tư.

Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt đề xuất bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ankara.

"Thương vụ này phù hợp với các sáng kiến của Hoa Kỳ nhằm cung cấp cho các đồng minh chủ chốt các hệ thống vũ khí hiện đại có khả năng kết nối để phòng vệ chống lại sự bất ổn trong khu vực", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ- người không được ủy quyền phát biểu – chia sẻ.

Phương Tây cảnh giác về tính tương thích?

Khả năng diễn ra thương vụ hệ thống Patriot làm phức tạp việc bán S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ do hai hệ thống tên lửa này không thể được vận hành cùng nhau. Ngoài ra, các máy bay phản lực F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đang kì vọng tiếp nhận được cũng không thể vận hành cùng với S-400.

Nga – Thổ rối rắm thương vụ hạng nặng: Mỹ bồi thêm sóng gió? - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nóng lòng tiếp nhận F-35. (Nguồn: Getty)

"Thổ Nhĩ Kỳ không thể mua cả hai", Tim Ash, một chiến lược gia cấp cao về các thị trường mới nổi tại Bluebay Asset Management, nói về những diễn biến này. Ông nói thêm, "Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ rút cả thỏa thuận bán Patriot và F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đi cùng S-400" và "tôi nghĩ rằng tin tức về Patriot vẫn là một động thái rất tích cực, vì nó cho thấy Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang đối thoại và quay lại gần nhau hơn".

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hồi tháng trước rằng việc họ mua tên lửa của Nga là một thỏa thuận được thực hiện và không thể bị hủy bỏ, theo thông tin được Reuters đăng tải. Tuy nhiên, Ankara cho biết cần phải mua thêm phần cứng quốc phòng và có thể được mua từ Hoa Kỳ, bản tin này cũng cho biết.

Gần 13 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua S-400 của Nga, một động thái có thể kích hoạt các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ theo Đạo luật chống đối thủ thông qua các lệnh trừng phạt (CAASTA)- đã được Tổng thống Donald Trump ký vào tháng 8 năm 2017. Vào tháng 9, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc vì đã mua máy bay chiến đấu và tên lửa từ Nga. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể xem xét miễn trừ trừng phạt này.

Ttheo CNBC, vũ khí Nga thường được coi là rẻ hơn vũ khí của Mỹ, phần lớn là do chúng không có sự hỗ trợ bảo trì rộng rãi.

S-400 của Nga, một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa di động, có giá xấp xỉ 500 triệu USD, trong khi khẩu đội Patriot Pac-2 có giá 1 tỷ USD và khẩu đội THAAD có giá khoảng 3 tỷ USD, theo những nguồn tin thân cận về các đánh giá của tình báo Hoa Kỳ.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ