• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đọ sức trên đường đua vũ khí siêu thanh: Đáng gờm sức mạnh của Mỹ-Nga-Trung?

Thế giới 14/02/2020 16:51

(Tổ Quốc) - Đài phát thanh Mỹ (VOA) cho biết,Thượng sĩ Mỹ bày tỏ lo lắng về việc Nga và Trung Quốc tiếp tục phát triển các vũ khí siêu thanh.

Theo VOA, trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ thượng viện vào ngày 13/2 cùng với các quan chức quốc phòng, các thượng sĩ Mỹ đã bày tỏ lo lắng về các loại vũ khí có tốc độ bay gấp 5 lần tốc độ âm thanh, đó là vũ khí siêu thanh.

Đọ sức trên đường đua vũ khí siêu thanh: Đáng gờm sức mạnh của Mỹ-Nga-Trung? - Ảnh 1.

Vũ khí siêu thanh đang là lựa chọn trong cuộc chạy đua vũ khí hiện tại giữa các siêu cường. Ảnh:AP

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal của đảng Dân chủ (Mỹ) đã nhấn mạnh rằng, các vũ khí siêu thanh giống như một động thái quyết định thay đổi cuộc chơi. Thậm chí, thượng sĩ Đảng Độc lập lại nhấn mạnh rằng loại vũ khí này được ví như ác mộng đối với các tàu sân bay.

"Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu các vũ khí siêu thanh và các vũ khí tương lai khác có thể phát triển đến đâu bởi các nước như Trung QUốc và Nga trong lộ trình nâng cấp mạnh mẽ đối với các loại vũ khí? Mỹ có thể ngăn cản động thái này hay không?", Thượng sĩ Đảng Dân chủ Joe Manchin thuộc bang Tây Virginia đặt ra giả thuyết.

Đường đua phát triển vũ khí siêu thanh

Cuối tháng 12/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Moscow đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard mới. Avangard thực chất là một thiết bị phóng trượt siêu thanh. Nó đẩy một tên lửa lên tầng khí quyển phía trên, sau đó tách rời và hướng về phía mục tiêu. Điện Kremlin cho biết, Avangard sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân và bắt đầu triển khai cùng với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ cũ vào năm 2019.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang thể hiện những bước tiến dài trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh phi hạt nhân. Tuy nhiên, ngay cả vũ khí mới của Trung Quốc cũng không đáng sợ như vẻ bề ngoài.

Từ năm 2012, Hải quân Mỹ đã phát triển súng điện từ. Mặc dù chưa chính thức ra mắt, nhưng đầu tháng 1/2019, giới chức Lầu Năm góc đã tiết lộ thông tin về một cuộc thử nghiệm siêu thanh của Hải quân Mỹ diễn ra vào mùa hè năm ngoái gần Hawaii.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban, Chỉ huy Tư lệnh chiến lược Mỹ - tướng Charles Richard đã thừa nhận cuộc cạnh tranh vũ khí siêu thanh vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra khẳng định rằng, Mỹ phải nhanh chóng có động thái đối phó với các diễn biến có thể diễn ra.

"Tôi tự tin rằng, Mỹ có khả năng tạo nên sức mạnh lớn mà chúng ta vốn dĩ đã có", ông Charles Richard nói thêm.

Theo ông Richard, Mỹ vẫn duy trì ưu thế hơn so với Nga và Trung Quốc đồng thời tiếp tục lộ trình cảnh báo chiến lược trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nói rằng, các hệ thông vũ khí siêu thanh có thể thay đổi cân bằng quyền lực quân sự giữa Mỹ và các đối thủ cạnh tranh lớn.

Theo Viện Khảo cứu Quốc Hội Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều tiến hành các vụ thử vũ khí siêu thanh thành công và cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều dự kiến đưa vào hoạt động đầu năm 2020.

Hiện tại, có hai loại vũ khí siêu thanh là tên lửa hành trình và thiết bị phóng trượt siêu thanh. Cả hai đều khó có thể giám sát hay đánh chặn.

Tăng ngân sách cho vũ khí siêu thanh

James Acton, một học giả từ Quỹ Carnegia vì hòa bình quốc tế tại Washington D.C cho rằng, một vũ khí siêu thanh có đầu đạn hạt nhân không nguy hiểm hơn một tên lửa đạn đạo. Theo ông James Acton, "điều khiến tôi lo ngại hơn lại là một hệ thống vũ khí thông thường có tầm rất xa".

The Daily Beast đánh giá, Mỹ lại là nước có khả năng nhất trong việc phát triển rộng rãi một loại vũ khí mới với sức ảnh hưởng sâu rộng. Và nó cũng khẳng định lợi thế của Lầu Năm góc trước Nga và Trung Quốc trong cuộc chạy đua hạt nhân.

"Đây là lý do tại sao việc đầu tư tiếp tục là rất quan trọng trong quá trình theo dõi diễn biến phát triển vũ khí siêu thanh trong không gian", tướng Terrence O'Shaughnessy - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ cho biết.

"Chúng tôi cần phải tiếp tục đầu tư vào không gian bởi vì khi chúng ta phải tiếp tục phát triển từ tên lửa đạn đạo đến vũ khí siêu thanh. Điều này là một vấn đề thay đổi trong hệ thống vũ khí", tướng O'Shaughnessy cho biết.

Trong ngân sách 2021 được công bố vào ngày 10/2, chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất 3.2 tỷ đôla cho các vũ khí siêu thanh, tăng 23% so với năm ngoái.

"Năm tài chính 2020 đại diện cho một năm bản lề phát triển vũ khí siêu thanh khi tiến hành thử nghiệm trên nhiều lĩnh vực về quân sự", ông Richard nói trong một phiên điều trần. Chính quyền Tổng thống Trump hiện vẫn chưa xác định thời gian khai thác vũ khí siêu thanh của Mỹ.

Các thượng sĩ cũng yêu cầu các lãnh đạo quân sự về những gì mong đợi sau khi Hiệp ước New START hết hiệu lực vào tháng 2/2021.

"Việc gia hạn Hiệp ước New START là một quyết định chính trị", ông Richard cho biết.

"Điều này không đề cập đến các loại vũ khí tân tiến mà Nga đang có lợi thế đáng kể. Đây chỉ đơn giản là một hiệp ước song phương", ông Richard nói thêm.

Chính quyền Tổng thống Trump đang tìm kiếm nỗ lực cho các hiệp ước vũ khí ba bên với cả Nga và Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh từ chối tham gia.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ