• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đồn đoán kẻ thua cuộc tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ “cuồng phong” trước thao túng Nga-Mỹ

Thế giới 19/07/2018 11:26

(Tổ Quốc) - Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh Helsinki liên tục gây chú ý với Thổ Nhĩ Kỳ.

“Bối rối” của Thổ Nhĩ Kỳ từ thượng đỉnh Nga-Mỹ

Ankara liên tục “bối rối” trong các báo cáo thời gian qua xung quanh thượng đỉnh giữa Washington và Moscow về việc rời đi của Mỹ khỏi Syria trong điều kiện Nga đưa ra hạn chế ảnh hưởng của Iran đối với khu vực này. Theo giới chuyên gia, sự chú ý của Ankara là những gì diễn ra xung quanh vấn đề Syria chứ không không phải là các căng thẳng đỉnh điểm giữa Mỹ và châu Âu trong suốt thời gian qua.

Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại về tình hình Syria. Ảnh:Reuters

Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã giành được nhiều thắng lợi quân sự tại Nam Syria cùng với sự hậu thuẫn tích cực từ Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ phe đối lập khiến ra tăng căng thẳng đối với Ankara.

Các báo cáo về việc Washington và Moscow tiếp tục cam kết thỏa thuận ở phía Bắc Syria cùng với sự hiện diện của lực lượng người Kurd và chính quyền Assad liên tục khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lo lắng.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang cố gắng đặt mình vào vị trí của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin tại thượng đỉnh về thế trận Syria trong thời gian tới.

Tín hiệu thượng đỉnh Nga-Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lo lắng

Quay trở lại thượng đỉnh diễn ra vào tuần trước tại Brussels, ông Erdogan đã nói với báo chí về kế hoạch sẽ gặp gỡ ông Putin trước thượng đỉnh Helsinki và mời ông Putin tham gia cuộc thảo luận sau thượng đỉnh.

“Đây sẽ là cuộc gặp thảo luận về các vấn đề khu vực. Nếu Tổng thống Putin chấp nhận lời mời sau thượng đỉnh Helsinki thì điều này sẽ tốt cho chúng tôi”, ông Erdogan nói thêm.

Ông Erdogan nói thêm rằng, các quốc gia khác có thể cũng tham gia cuộc gặp tương tự sau cuộc gặp với Tổng thống Putin.

“Tôi cho rằng, chúng ta có thể giúp cho tình hình khu vực ổn định hơn theo hướng này”, ông Erdogan nói.

 Tổng thống Erdogan cũng đã có cuộc điện đàm Tổng thống Trump ngay sau thượng đỉnh Nga-Mỹ. Mặc dù cả hai đã có cuộc gặp trước thượng đỉnh NATO hai ngày.

Ông Ilter Turan, giáo sư Khoa khoa học quốc tế tại Đại học  Bilgi, Istanbul tin tưởng rằng, ông Erdogan đã có cuộc thảo luận với ông Trump về các lo lắng trong thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria.

“Nếu hai siêu cường có thể gặp gỡ theo thu xếp thì đây sẽ là điều nhạy cảm mà các nước khác nói đến”, ông Turan nói trên Al-Monitor.

Ông Turan cũng chỉ ra các tranh cãi của Tổng thống Trump trong suốt chuyến thăm đến Anh tại thượng đỉnh NATO và các tuyên bố của Tổng thống Mỹ tại Helsinki.

“Dựa theo bất kỳ điều gì ông Trump nói sẽ gây hiểu lầm”, ông Turan cho biết.

Theo chuyên gia này, đối với Mỹ, vấn đề chính hiện tại là Iran còn về phía Nga, đó là Syria. Vì thế, sẽ không khó khăn gì khi Moscow có thể bỏ Iran nếu thỏa thuận với Mỹ đạt được một số thành công nhất định

Vấn đề người Kurd liên tục gây nhiều căng thẳng khi Ankara luôn xem đây là vấn đề nghiêm trọng đối với đất nước hiện nay.

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ từ sự đồng thuận của Mỹ và Nga

Giới quan sát chi rằng, mặc dù thành công ở một chừng mực nào đó trong chiến dịch Cành ô liu ở phía Bắc Syria nhưng vấn đề của người Kurd tại Syria vẫn chưa thể giải quyết đến thời điểm này.

Điều gì khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng thời hậu Syria

Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào các mối quan hệ đang có tín hiệu phát triển với Nga trong bối cảnh quan hệ xấu đi với phương Tây. Tuy nhiên, các cuộc gọi từ Moscow đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trao lại các khu vực lấy từ các Đơn vị Tự vệ Nhân dân (YPG) phía bắc Syria cho chính quyền Tổng thống Assad đã khiến Ankara nổi giận.

“Các sức ép vào Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kéo ra khỏi các khu vực vốn dĩ của họ đang liên tục gia tăng nếu Syria đạt được hậu thuẫn của cả Mỹ và Nga”, ông Turan cho biết

Theo ông Turan, Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ đòn bẩy nào để giải quyết được các áp bức nào trong thời gian dài.

Các kế hoạch của Nga đối với người Kurd trong bất kỳ hiến pháp nào cho tương lai đều dành cho Syria. Đây là chủ đề mà liên tục duy trì trong suốt các tuần tới. Điều này gây bất an đối với Ankara.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng, Washington và Moscow không chia sẻ lo lắng liên quan đến các Đơn vị Tự vệ Nhân dân YPG hay người Kurd tại Syria.

Các quan điểm của ông Alexander Lavrentiev, đặc phái việc đặc biệt của ông Putin về Syria cho rằng các khía cạnh liên quan đến người Kurd sẽ khiến cho Ankara không hài lòng.

“Người Kurds sẽ tham gia vào Ủy ban Hiến pháp Syria vào bất cứ hình thức nào”, ông Lavrentiev nói trên Al-Monitor sau cuộc gặp giữa các quan chức Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Geneva vào tháng Sáu.

“Các đại diện sẽ bao gồm một số yếu tố: phe đối lập, phái đoàn chính phủ và xã hội dân sự. Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người không tách rời nhóm người Kurd vào nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hay Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) cũng như các Đơn vị Tự vệ Nhân dân (YPG). Đây là điều được xem là tiêu cực ở Ankara”, ông Lavrentiev nói thêm.

Tổng thống Erdogan nói với báo chí trên đường trở về từ Brussels vào tuần trước rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ không hề có vấn đề gì với người Kurd nhưng sẽ không chấp nhận bất kỳ liên quan nào tới chủ nghĩa khủng bố tại phía Bắc Syria”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng mong muốn chọn cái tên thân thiện với Thổ Nhĩ Kỳ để đại diện cho người Kurd trong các cuộc đàm phán về hiến pháp Syria mới.

Do đó, chính quyền Tổng thống Assad sẽ phải đàm phán với YPG và PYD ở phía Bắc Syria nếu nhận được hậu thuẫn từ cả Moscow và Washington.

Trong khi đó, Ankara cũng bày tỏ thất vọng trước báo cáo rằng Nga đang cảnh báo tới FSA rằng, Idlib ở phía Bắc sẽ là mục tiêu tiếp theo của chính quyền sau thành công ở phía Nam Idlib.

Điều khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng nhất?

Các thành viên phe đối lập đã tiến sâu vào khu vực sau khi chiếm được toàn bộ phía Nam và được Moscow chỉ điểm trong danh sách khủng bố và cho rằng, mục tiêu đánh bại là hoàn toàn hợp pháp.

Tổng thống Erdogan đã đưa ra cảnh báo này với Tổng thống Putin trước thượng định Helsinki và cho biết, bất kỳ động thái nào chống lại Idlib sẽ tàn phá tiến trình hòa bình cho Astana về vấn đề Syria.

Thêm vào đó, Ankara cũng lo lắng về dòng người tị nạn từ khu vực. Điều đó có thể khiến cho nước này rơi vào khủng hoảng giống  như Jordan từng đối mặt trước đó.

Turan đã chỉ ra các tình huống khó xử khác đối với Ankara về Syria. Việc thâm hụt ngân sách lên tới 11.2 tủ đôla đã rơi vào mức kỷ lục trong nửa đầu năm nay. Ông Turan tin tưởng rằng, chi tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ vào các hoạt động tại Syria đã mất chi phí khá lớn và khiến cho nước này không ổn định trong thời gian dài.

Một số nhà ngoại giao phương Tây nói trên Al-Monitor trong điều kiện giấu tên rằng, Tổng thống Putin đang “thao túng” sự giận dữ của Tổng thống Erdogan với phương Tây nhằm chuộc lợi.

“Căng thẳng leo thang của Tổng thống Erdogan với phương Tây đã củng cố năng lực ngầm của Nga. Ông Erdogan cần ông Putin nhiều hơn mọi người nghĩ, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang duy trì quan hệ tốt hơn với Mỹ sau thượng đỉnh”, một nhà ngoại giao cho biết.

Các lựa chọn của Tổng thống Erdogan tại Syria có thể cạn kiệt vì sự phát triển theo hướng mà ông Erdogan không hề mong muốn.

“Hướng tốt nhất là Tổng thống Erdogan phải đối mặt với viễn cảnh phân chia biên giới với chính quyền Assad. Còn ở tình huống tồi tệ nhất, ông Erdogan phải đối mặt với tương lại chia sẻ biên giới với lực lượng người Kurds nếu cả Mỹ và Nga hậu thuẫn đưa ra một hiệp ước tự chủ với chính quyền Tổng thống Assad.

Cựu đại sứ Michael Oren Israel tại Washington cho biết, Nga muốn tiến tới bình ổn Syria. Họ muốn khởi động cho tiến trình tái kiến thiết đất nước này. Việc Iran rút khỏi biên giới Israel sẽ không có lợi cho Nga dù ở khía cạnh nào.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Mustafa Aydın cho biết, Thổ  Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục cam kết đối với NATO trong thực tế và không bao giờ xa rời liên minh. Ankara vẫn giữ quan hệ tốt với Nga nhằm cân bằng các mối quan hệ.

Từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, một số quan điểm về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ có phần khác biệt với tư tưởng của liên minh châu Âu”, ông Aydin cho biết.

Thêm vào đó, vẫn còn thời gian để kết thúc chiến tranh Syria để có thời gian nghiêm túc cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan có thể tìm ra một chính sách Syria chặt chẽ hơn nếu không muốn thấy Thổ Nhĩ Kỳ trở thành “một kẻ thua” cuộc tại Syria trong thời gian tới./.




 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ