• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hải quân Nga – Trung đột phá từ “kỷ nguyên vàng“?

Thế giới 18/11/2017 16:11

(Tổ Quốc) - Trong "Kỷ nguyên vàng" của quan hệ Trung-Xô, vào những năm 1950, các hoạt động của hải quân đã trở thành một trong số những vấn đề cấp bách nhất của hai bên.

Trong "Kỷ nguyên vàng" của quan hệ Trung-Xô, vào những năm 1950, các hoạt động của hải quân đã trở thành một trong số những vấn đề cấp bách nhất trong chương trình nghị sự của hai bên này.

Ông Mao Trạch Đông đã kì vọng vào việc nhận được hỗ trợ từ Điện Kremlin về một hạm đội hay ít nhất là các thiết bị có liên quan. Hải quân Trung Quốc sau đó đã nhận được một số thiết bị cơ bản ấn tượng, như một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tiên tiến – điều thể hiện sự nồng ấm từ mối quan hệ này.

Về phần mình, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng mong đợi nhận được những lợi ích chiến lược, bao gồm cả việc tiếp cận lại căn cứ cũ của Nga tại cảng Arthur, xây dựng các trạm truyền tin cho các tàu hải quân hoạt động trên các vùng rộng lớn của Thái Bình Dương và thậm chí cả khả năng chỉ huy tàu chiến Trung Quốc trong một "hạm đội chung" khi được thiết lập. Những kế hoạch sau đó đã bị bỏ ngỏ vào đầu những năm 1960.

Mối quan hệ Nga – Trung Quốc hiện tại liệu có quay trở về những năm 1950 được không? Gần như rất khó – nhưng sự gần gũi ngày càng tăng của Bắc Kinh và Moscow dường như là một xu thế ổn định trong bối cảnh chính trị toàn cầu đương đại.

Dấu ấn hải quân Nga – Trung

Vào tháng 7, Hải quân PLA Trung Quốc đã thực hiện chuyến thăm Biển Baltic, triển khai một trong những tàu chiến mới nhất và có khả năng nhất là Type 052D trong cuộc tập trận chung đầu tiên tại những vùng biển nhạy cảm như vậy.

Tiếp sau đó, hải quân Nga và Trung Quốc cũng có hoạt động diễn tập tại Thái Bình Dương vào tháng 9/2017. Nga và Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung hai năm một lần từ năm 2015 điều cho thấy cả hai nước đều nhìn thấy giá trị trong đó.

Cuộc tập trận gần đây nhất tại Vladivostok có vẻ như là một chìa khoá quan trọng. Trong hoạt động này, Trung Quốc chỉ gửi đi 4 tàu hải quân và không có tàu chiến đổ bộ lớn nào, cũng như các thiết bị hàng hải đã tham gia các cuộc tập trận trước đây. Tuy nhiên, phân tích từ tờ Quốc phòng Trung Quốc cho thấy  một khía cạnh khác: "Mặc dù phía Trung Quốc không gửi đi một số lượng lớn tàu chiến, sức mạnh của chúng là tương đối cao".

Điều này là chính xác, tàu khu trục mà Hải quân PLA phái đến, Shijiazhuang, dù hơi cũ (với thâm niên mười năm) theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, nhưng thiết bị dầu là mới – được hoàn thành vào năm 2015, và tàu cứu hộ tàu ngầm cũng mới chỉ gia nhập hạm đội vài năm trước- năm 2013.

Một tàu khu trục Type 054 cũng mới được hoàn thiện. Với tám tàu và thuyền tham gia vào các hoạt động tập trận tại lãnh thổ Nga, số lượng tàu chiến tham gia từ Nga lớn hơn là điều dễ hiểu. Đáng chú ý trong số những tàu chiến  tham gia từ phía Nga có cả các tàu chiến chống ngầm cỡ lớn và nhỏ (ASW), cũng như hai máy bay lớn ASW IL-38.

Bí ẩn hoạt động chống ngầm?

Trọng tâm của các cuộc diễn tập này dường như là hoạt động cứu hộ tàu ngầm. Là kết quả của tiến trình này, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu một trong những chiếc tàu lặn cứu hộ tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới – tàu LR7.

Các hoạt động chống ngầm được hải quân Nga và Trung Quốc chú trọng hợp tác.

Con tàu này được lắp đặt tại Anh và Hải quân Trung Quốc đã vận hành hệ thống nhập khẩu này với sự tự tin ngày càng tăng trong các hoạt động diễn tập quốc tế, bao gồm cả RIMPAC vào giữa năm 2016.

Đáng chú ý rằng, việc được rèn luyện trong các hoạt động như vậy đã giúp giải cứu một chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ của Nga tại Thái Bình Dương vào năm 2005 – điều thể hiện tầm quan trọng của các cuộc tập trận trên.

Vào ngày 20/9, hoạt động chung của hải quân Nga – Trung Quốc được thực hiện với hoạt động giải cứu một tàu ngầm bị ngắm tới ở độ sâu 50m.

Hoạt động mô phỏng cứu hộ tàu ngầm này có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện dưới nước không người lái, cũng như các thủ tục cứu hộ y tế để điều trị cho các thủy thủ bị thương. Chắc chắn rằng những cuộc tập trận như vậy là khá thường lệ giữa Hải quân Hoa Kỳ và các quốc gia liên minh, chẳng hạn như Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đáng chú ý rằng đây là hoạt động của hải quân Nga-Trung.

Đột phá sức mạnh hải quân Trung Quốc

Theo một bài báo của tờ Quốc phòng Trung Quốc, "Một chuyên gia nhận thấy rằng hoạt động tập trận như vậy rất quan trọng vì lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đang tăng cường khả năng hoạt động tại các vùng biển ngoài khơi xa".

"Thêm vào đó, cũng có tuyên bố rằng các cuộc tập trận sử dụng ASW là một trong những hoạt động quan trọng nhất đối với tất cả các lực lượng hải quân, do đó việc cùng tập trung vào vấn đề ưu tiên này thể mức độ hợp tác cao mà hai bên đã đạt được.

Một bài phân tích khác xuất hiện trong tờ Nhật Báo thanh niên Trung Quốc, do một tác giả đến từ Học viện Kỹ thuật Hải quân PLA, đưa ra một số điểm bổ sung liên quan đến cuộc chiến dưới đáy biển.

Bài báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc tới Biển Okhotsk - một khu vực được cho là "cực kỳ thích hợp cho các hoạt động tàu ngầm".

Bài viết này cũng chú ý tới tầm quan trọng của Biển Okhotsk đối với các thiết bị mang bom của hải quân Nga, cùng với các tàu ngầm mang tên lửa (SSBN) - có thể dễ dàng bắn hạ các tên lửa có khả năng tiếp cận đất nước Hoa Kỳ. Phân tích tương đồng thứ hai là tuyến đường của đội tàu chiến tại đây là ngắn nhất để Hải quân PLA đến Bắc Cực, và tác giả này cũng nhận định rằng vùng Bắc Cực đang có "giá trị chiến lược nổi bật".

Tăng cường hợp tác chiến lược Nga-Trung như trên không mang tính đe doạ nhiều đối với phương Tây. Trên thực tế, hoạt động diễn tập đặc biệt này không được thực hiện ở quy mô lớn và cũng không có thái độ đe doạ công khai. Như đã nói ở trên, trọng tâm của cuộc tập trận là tìm kiếm và cứu hộ. Thay vào đó, tăng cường hợp tác chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh thực sự có thể là yếu tố quan trọng để ổn định cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Tuy nhiên, cũng có thể là một sai lầm khi bỏ qua hoặc hạ thấp tầm quan trọng của các hoạt động quân sự chung của Trung Quốc-Nga. Theo phân tích của báo Quốc phòng Trung Quốc: "Không chỉ ở cấp chiến lược mà sự hợp tác  này còn gần gũi hơn. Sự tương tác này đã được tăng cường về cả cấp chiến thuật và công nghệ. Gần như chắc chắn rằng, Bắc Kinh và Moscow có thể sẽ gia tăng đáng kể quy mô và phạm vi của các cuộc tập trận này.

(Theo NI)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ