• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hậu IS: Quyền lực Iran “định hình” Trung Đông?

Thế giới 04/12/2017 22:09

(Tổ Quốc) - Cuộc chiến chống IS sắp kết thúc nhưng Trung Đông chưa thể sớm yên bình.  

Đối với liên minh chống IS do Hoa Kỳ lãnh đạo tại Iraq và Syria, từ khóa trong tháng 11 đã là "ổn định". Từ này ngày càng được sử dụng nhiều khi các chiến dịch tại Syria và Iraq đã giải phóng được các thành trì Raqqa và Mosul nằm trong tay IS.

"Chúng ta đang tiến vào giai đoạn ổn định", tuyên bố ngày 24/ 11 của Nhà Trắng cho biết, đề cập đến chi tiết các cuộc thảo luận của Tổng thống Donald Trump với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

“Ổn định” chính xác là gì phụ thuộc rất nhiều vào cách diễn giải của các nhà hoạch định chính sách tại Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và các lãnh đạo của Lực lượng liên quân tại các khu vực. Hiện tại, chỉ có một điều rõ ràng là sau 3 năm chống IS cùng với 70 quốc gia đối tác, Hoa Kỳ đang trải qua một quá trình chuyển đổi ở Trung Đông.

Bài học sau cuộc chiến chống ISIS cho thấy, khu vực này chưa thể trở thành nơi tập hợp của toàn bộ các quốc gia độc lập. Một cuộc khảo sát về Trung Đông cho thấy xung đột vẫn còn “xen kẽ” trên khắp khu vực này, trong đó ảnh hưởng của Iran đang cho thấy là một vấn đề “nóng bỏng”.

Căng thẳng Israel và Iran

Ngày 25/ 11, Channel 2 của Israel thông tin rằng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chuyển tải thông điệp tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng Jerusalem sẽ tấn công thường xuyên vào các căn cứ của Iran tại Lebanon. Trong tháng 6, ông Netanyahu đưa ra những cảnh báo tương tự sau khi Iran bắn tên lửa vào ISIS ở gần Deir ez-Zor. Tổng thống Israel Reuven Rivlin cũng đưa ra các cảnh báo tương tự trong chuyến thăm Đức vào tháng 9.

Quan hệ "sóng gió" giữa Israel, Saudi với Iran và Hezbolah chưa nhìn thấy hồi kết.

Còn Iran cũng đã lên tiếng cảnh báo Israel về bất kì xung đột nào với Hezbolah. Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Mohammed Ali Jafri nói vào ngày 24/ 11 rằng bất kỳ cuộc chiến nào với Israel sẽ dẫn đến sự phá hủy nhà nước Do Thái của họ. Vào tháng 6, nhà lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah nói rằng bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Israel sẽ bao gồm các chiến binh Shiite từ Iraq và Iran.

Iran và Israel đã có những căng thẳng trước đó, đặc biệt là trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015 – điều Tel Aviv kịch liệt phản đối. Hiện tại, bối cảnh quan hệ đã khác biệt khi cuộc chiến tại Syria đã đưa Iran đến gần biên giới của Israel. Ngày 10 tháng 11, BBC đưa tin Iran đang xây dựng một căn cứ tại El-Kiswah phía nam Damascus, cách quân đội Israel tại cao nguyên Golan 50km.

Hezbollah đã mất mát nhiều khi tham chiến tại Syria, nhưng theo ước tính của Israel, lực lượng  này vẫn có tới 150.000 tên lửa. Tel Aviv đang lo ngại việc Hezbollah đưa quân tới Syria và Iraq cho thấy lực lượng này nghĩ tới một cuộc chiến dài hơi, thay vì tăng cường ảnh hưởng tại miền nam Lebanon – nơi Hezbollah và Israel rơi vào cuộc chiến trong ba ngày vào năm 2006.

Đối với Israel, viễn cảnh của Iran đang vạch ra một hành lang nối tới biển thông qua Iraq và Syria hầu như sắp trở thành hiện thực khi các lực lượng của Iraq và Syria bắt đầu gặp nhau ở biên giới chung gần Albu-Kamal. Cả hai Baghdad và Damascus đều thân cận với Iran. Haider al-Abadi đã tới Iran vào ngày 26/10 sau các cuộc họp tại Saudi Arabia trong cùng tháng đó.

Israel đã tìm cách áp đặt lằn ranh đỏ tại Syria, cảnh báo rằng Iran phải đưa căn cứ của họ xa rời Golan. Để thực hiện mục tiêu này, Israel đã thông qua Tổng thống Nga Vladimir Putin, người ông Netanyahu có một mối quan hệ gần gũi trong vài năm qua. Tuy nhiên, khi Nga, Jordan và Hoa Kỳ đồng ý về một lệnh ngừng bắn ở miền Nam Syria vào tháng 7, mối quan ngại của Israel hầu như đã bị bỏ qua. Trong năm tới, các cảnh báo của Israel sẽ cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi một cuộc không kích của Israel ở Syria có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn với Hezbollah và Iran.

Saudi Arabia và Hezbollah, Iran

Ngày 4/ 11, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri xuất hiện trên truyền hình tại Saudi Arabia và tuyên bố từ chức. Động thái bất ngờ này đã làm rung chuyển Lebanon khi Hariri nói rằng quốc gia của ông bị kiểm soát bởi một "nhà nước trong nhà nước". "Trong những ngày này cũng diễn ra khẩu chiến giữa Arab Saudi và nhà lãnh đạo Hezbollah - Hassan Nasrallah. Hiện tại, cả Hezbollah và Riyadh đều cáo buộc nhau về việc “dấy lên chiến tranh”.

Saudi Arabia ngày càng chỉ trích mạnh  mẽ Iran trong vài năm qua. Ngoại trưởng Saudi Adel al-Jubeir đã cáo buộc Tehran phái các chiến binh để giúp Houthis ở Yemen, nơi liên minh do Riyadh dẫn đầu đang tham chiến. Tháng 10, Saudi đã ủng hộ bài phát biểu lên án Iran của ông Trump. Thái tử Mohammad bin Salman dường như đã củng cố được quyền lực sau chiến dịch chống tham nhũng vào đầu tháng Mười Một. Hiện tại, nhóm của ông đã sẵn sàng để vượt qua cuộc đối đầu với Iran.

Tuy nhiên, bản thân Saudi cũng đang có vấn đề. Quân đội của họ đã bị sa lầy tại Yemen kể từ tháng 3 năm 2015. Nasrallah đã chỉ ra trong bài phát biểu ngày 5/ 11 rằng Saudi Arabia không thể tấn công Hezbollah bởi vì họ không có biên giới với Lebanon và ông nói rằng Israel sẽ không tham gia một cuộc chiến thay mặt cho Saudi. Thêm vào đó, sau hai tuần lễ ở Riyadh, Hariri đã rời đi để đến Pháp, Ai Cập và Síp, trước khi trở về Beirut vào ngày 21/ 11.

Do đó, Saudi đã không thực hiện được ý định đối đầu với Iran vượt qua phạm vi khẩu chiến. Họ đã gửi Sabhan đến Syria vào tháng 10 để thảo luận về các nỗ lực xây dựng lại ở Raqqa - một biểu tượng tiềm năng về sự thăm dò lợi ích ở miền đông Syria. Saudi cũng đã xúc tiến tăng cường quan hệ với Iraq bằng cách mở một cửa biên giới và khởi chạy chuyến bay đầu tiên trong vòng 27 năm tới Baghdad vào tháng 10. Không rõ chiến lược của Riyadh ở Iraq là gì nhằm thúc đẩy Baghdad giảm phụ thuộc vào Tehran.

(Theo NI)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ