• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khủng hoảng Triều Tiên: Bàn tay Nga có làm nên chuyện?

Thế giới 11/09/2017 22:17

(Tổ Quốc) - Nga liên tục phản đối khi Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và kêu gọi các nước liên quan tiến tới giải pháp hòa bình.

Phản ứng khác biệt từ Nga

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump liên tục có các biểu hiện “lựa chọn giải pháp quân sự” đối với vấn đề Triều Tiên. Báo chí nước ngoài liên tục đưa ra các thông tin cho rằng, Nga luôn có các biểu hiện khác biệt so với các nước khác xung quanh các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh:EPA

Trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục có các phản ứng khác biệt và cảnh báo “tác động ngược” trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên. Ông Putin cho rằng: “Triều Tiên thà chịu nghèo khổ bởi các lệnh trừng phạt chứ không đời nào từ bỏ tham vọng hạt nhân”.

Và mặc dù Tổng thống Nga kịch liệt phê phán các vụ thử tên lửa gần đây nhưng ông cũng kiên nhẫn hơn khi nhắc đến vấn đề Bình Nhưỡng.

Các nhà quan sát cho rằng, bởi nhiều người Triều Tiên vẫn nhớ trong cuộc chiến tranh Iraq với sự tham gia của Mỹ vào năm 2003 nên, một phần nào đó khiến Bình Nhưỡng luôn mong muốn trở thành một quốc gia hạt nhân nhằm tăng cường khả năng tự vệ đối với với các siêu cường thế giới.

“Nga tin tưởng rằng, mục tiêu của Bình Nhưỡng không phải là nhắm vào bất kỳ ai mà thực sự, các chương trình hạt nhân của nó chỉ nhằm ngăn cản các hành động khiêu khích của Hàn Quốc và Mỹ”, chuyên gia Alexander Gabuev tại trung tâm Carnegie, Moscow nói.

Kinh nghiệm cá nhân có lẽ là một phần khiến Moscow luôn phản đối các hình phạt tăng tiến của Washington đối với tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Mỹ muốn cộng đồng quốc tế tăng cường các sức ép kinh tế đối với Triều Tiên bao gồm cấm vận năng lượng và lệnh cấm thuê lao động nước ngoài là người Triều Tiên.

“Hướng tiếp theo là gì? Chấm dứt việc xuất khẩu năng lượng sẽ khiến Triều Tiên yếu  thế? Georgy Toloraya – một nhà ngoại giao Nga với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về Triều Tiên đặt ra câu hỏi.

Ông Georgy Toloraya cho rằng, Nga không hề lo lắng về thâm hụt thương mại. Giống với Trung Quốc, Nga cũng giáp với Triều Tiên và xem Bình Nhưỡng là “bình phong” nhắm gây sức ép đối với Hàn Quốc – đồng minh của Mỹ.

Moscow và Bắc Kinh liên tục có định hướng khác biệt so với Mỹ nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Cả Nga và Trung Quốc liên tục kêu gọi các nước liên quan nên giữ bình tĩnh sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, hạn chế các cuộc diễn tập quân sự và đưa ra các gợi ý cho các bên liên quan nên tiến tới đối thoại thay bằng các hành động quân sự.

Giải pháp “cường điệu” của Nga

Nhiều gợi ý cho rằng, chiến lược này mang tính chất “cường điệu” nhiều hơn là giải pháp hòa bình khi Nga nhấn mạnh muốn tự mình giải quyết vấn đề khủng hoảng toàn cầu.

“Nga nhận thức rằng, kế hoạch này sẽ không đi đến đâu nhưng cũng không muốn Mỹ trở mặt sau căng thẳng leo thang gần đây của Moscow và Washington. Ít nhất Trung Quốc và Nga vẫn giữ lập trường tìm giải pháp hòa bình cho dù Tổng thống Mỹ vẫn thách thức giải pháp “lửa và giận dữ”, ông Alexander Gabuev giải thích.

Tuy nhiên, ông  Alexander Gabuev tin tưởng rằng, đòn bẩy của Moscow đối với Bình Nhưỡng những ngày này chỉ ở mức độ nhỏ. Trong tuần này, sau chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Putin đã có cuộc diện kiến các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản tại diễn đàn kinh tế phương Đông. Tại Vladivostok, các nhà lãnh đạo các nước đều ưu tiên giải quyết vấn đề Triều Tiên trong hòa bình và ổn định.

Về vấn đề Triều Tiên, Nga được cho là quốc gia có ít hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết tham vọng hạt nhân của nước này”, ông Georgy Toloraya nói và khẳng định đến quan hệ Nga Triều trong lịch sử.

Cách đây vài năm, Tổng thống Nga Putin đã từng nhắc đến việc xóa sổ món nợ thời Xô-viết của Triều Tiên với thái độ thiện chí. Các nỗ lực gần đây nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nước như cung cấp dịch vụ phà giữa Nga và Triều Tiên liên tục thúc đẩy. Tuy nhiên, dịch vụ phà hai nước đã chấm dứt sau khi nhu cầu đi lại không nhiều.

Trung Quốc và Nga được xem là hai nước luôn có lập trường riêng. Cả hai nước luôn thúc đẩy đàm phán và xem là giải pháp tốt nhất nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên.

“Mỹ cần phải tiến tới đàm phán với Bình Nhưỡng và mối quan hệ có thể cải thiện. Đàm phán có thể cần khoảng 10-20 năm nữa nếu cần thiết. Tất cả chúng ta đều mong muốn ổn định và nói không với chiến tranh”, ông Toloraya nói thêm.

 (Theo reuters)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ