• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lịch sử bê bối phủ mờ Pháp trước giờ chót

Thế giới 08/02/2017 21:26

(Tổ Quốc) - Các bê bối cùng với kết quả thăm dò sát sao báo hiệu sự  khó đoán trong cuộc bầu cử Pháp sắp tới.  

Cuộc chạy đua Tổng thống Pháp đang chìm sâu vào khủng hoảng từ ngày 7/2 sau khi một ứng viên tranh cử Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bác bỏ thông tin về ngoại tình đồng tính trong khi ứng viên phe bảo thủ Francois Fillon vẫn đang kiên trì với những nỗ lực để cứu vãn danh tiếng của mình.

Bà Le Pen, ông Macron và Fillon. (Nguồn: Bloomberg)

Sự ủng hộ cho ông Fillon đã sụt giảm mạnh sau khi có nhiều lời cáo buộc về việc ông đã sử dụng tiền nộp thuế của người dân để trả tiền cho vợ mình về công việc bà không hề làm – thông tin đã đưa đối thủ Macron vào vị trí hàng đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Tuy nhiên, vào cuối ngày 6/2, Macron, một cựu bộ trưởng kinh tế ôn hòa đã phải lên tiếng bác bỏ những tin đồn về mối quan hệ đồng tính bên lề cuộc hôn nhân với người vợ Brigitte Trogneux.

"Nếu bạn nghe nói tôi có cuộc sống hai mặt với ông Gallet, đó là bởi vì hình ảnh ba chiều của tôi đã thoát ra", ông Macron nói với những người ủng hộ, đề cập đến giám đốc đài phát thanh Radio France Mathieu Gallet.

Một phát ngôn viên cho biết nhận xét này là "một sự phản đối rõ ràng đối với những tin đồn về cuộc sống riêng tư của ông".

Trong khi đó, chiến dịch của ông Fillon cũng đang bị bao trùm bởi những bê bối. Ngày 6/2, ông đã lên tiếng xin lỗi về việc tuyển dụng các thành viên trong gia đình, tuy nhiên, khẳng định công việc của vợ ông là hợp pháp và cho biết vẫn tiếp tục tham gia tranh cử.

Trong một cuộc khảo sát cử tri được công bố vào ngày 7/2, 65% người trả lời cho biết muốn thay thế ông Fillon bằng một ứng viên đến từ phái trung tả - một con số khó có thể xoa dịu những lo âu trong đảng Cộng hòa bảo thủ của ông.

Trong khi đó, tuần báo châm biếm Le Canard Enchaine, khơi lên vụ bê bối liên quan đến Penelope - vợ Fillon, đã đưa ra những cáo buộc mới vào ngày 7/2. Bà Penelope và hai cô con gái lớn không chỉ nhận được 1 triệu Euros mà còn nhận được phí thôi việc lên tới 45 nghìn euros trong những năm qua.

Trong khi đó, cũng đang có nhiều sức ép đối với chính đảng trung hữu khi một thẩm phán đã yêu cầu cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy ra tòa vì bất thường tài chính trong cuộc bầu cử - một sự nhắc nhở về quá khứ bê bối tài chính của chính đảng này.

Lịch sử bê bối chính trường

Chính trường Pháp có lịch sử nhiều năm qua về các vụ bê bối tài chính và cá nhân trong khi phương tiện truyền thông của nước này ngày càng mở rộng đăng tải thông tin về đời sống cá nhân của các chính trị gia trước công chúng.

Hình ảnh về Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande tới bên ngoài căn hộ của nữ diễn viên Julie Gayet trên một chiếc scooter đã xuất hiện trên hàng loạt trang nhất các báo trong khi ông đang có quan hệ chính thức với một người khác.

Còn vụ ly dị của ông Sarkozy trong năm 2007 chỉ vài tháng sau cuộc bầu cử và cuộc hôn nhân tiếp theo với ca sĩ kiêm người mẫu Carla Bruni cũng được đăng tải rộng rãi.

Trong khi đó một bê bối tình dục đã phá tan hi vọng của của cựu giám đốc IMF Dominique Strauss Kahn và đưa ông Hollande lên chiếc ghế Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2012.

Trong khi đó, các vụ bê bối tài chính cũng luôn luôn là một vấn đề được các phương tiện truyền thông Pháp chú ý. Một vụ bê bối nổi tiếng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Sarkozy là việc tập đoàn dầu khí Elf liên quan đến hàng chục triệu đô la tiền lại quả cho các nhà lãnh đạo châu Phi, nơi tập đoàn này tới đầu tư.

Còn cựu Tổng thống Jacques Chirac cũng đã bị phán án tù treo hai năm vì lạm dụng công quỹ trong năm 2011, và ông Alain Juppé, người ông  Fillon đánh bại để giành vé đại diện cho phe bảo thủ năm ngoái, đã bị kết án về một tội tương tự từ năm 2004.

Bất ổn leo thang

Tình hình hiện nay đang cho thấy sự không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Pháp, sẽ diễn ra trong hai vòng vào ngày 23/4 và ngày 7/5.

Các cuộc thăm dò dư luận đang cho thấy Macron dẫn trước Fillon ở vòng đầu tiên của cuộc bầu cử, tuy nhiên, chỉ cách biệt vài % và bị bám sát bởi Marine Le Pen, lãnh đạo của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN). Bà Le Pen đã tuyên bố sẽ đưa nước Pháp ra khỏi khu vực đồng euro và tổ chức một cuộc trưng cầu về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Chỉ có hai ứng cử viên hàng đầu sẽ đi tiếp vào vòng hai ngày 7/5. Các cuộc thăm dò cho thấy ông Macron sẽ đánh bại Le Pen với khoảng hai phần ba số phiếu bầu và ông Fillon sẽ giành chiến thắng với cách biệt nhỏ hơn, nhưng vẫn đủ để tiến vào vòng 2.

Tuy nhiên, trong bản cập nhật thăm dò ý kiến hàng ngày vào ngày 7/2, kết quả của hãng thăm dò Opinionway về kết quả vòng 1 không thay đổi nhiều so với ngày 6/2 khi bà Le Pen được 25%, ông Macron 23% và Fillon 20%. Tuy nhiên, hãng này dự báo số phiếu bầu cho Macron trong vòng 2 tăng từ 65% lên 66%.

Với cách biệt không đáng kể trong khi chỉ gần 2 tháng nữa mới tới ngày bầu cử vòng 1, hiện chưa rõ ứng viên nào sẽ đi tới thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, dù ai là người chiến thắng, việc đưa Pháp vượt lên khỏi những bất ổn trong nước và quốc tế hiện nay là không dễ dàng.

(Theo Reuters)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ