• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mở khóa Triều Tiên, ông Putin tiến quân vào châu Á

Thế giới 01/06/2018 20:20

(Tổ Quốc) - Mối quan hệ của Moscow với Triều Tiên - một cựu đồng minh Chiến tranh Lạnh của họ đang trở thành một điểm mấu chốt trong tham vọng của nước Nga tại châu Á.

Vào tháng 1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Kim Jong-un về một chương trình vũ khí hạt nhân "đã giải quyết được nhiệm vụ chiến lược của ông ấy" và nói rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên 30 tuổi này là "một nhà chính trị chín chắn và hoàn toàn chuyên nghiệp". Sau đó, ông Putin cho biết bán đảo Triều Tiên cần tiến hành phi hạt nhân hóa.

Nga không muốn bị bỏ rơi

Mối quan hệ của Moscow với một cựu đồng minh Chiến tranh Lạnh của họ đang trở thành một điểm mấu chốt trong tham vọng của nước Nga tại châu Á, và được thể hiện trong tuần này qua một cuộc họp mới tại thủ đô Triều Tiên giữa ông Kim và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Cuộc họp ngày 31/5 đã được lên kế hoạch trước, nhưng đã diễn ra vào thời điểm đầy biến động khi các nhà ngoại giao phương Tây và châu Á nỗ lực về một cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump, mà ông Trump hiện đang nói là "hy vọng" sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 6.

Cuộc họp của ông Lavrov, một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của chính phủ Putin để làm ấm lên mối quan hệ với Triều Tiên, là bằng chứng mới nhất về mong muốn đang ngày càng gia tăng là Nga muốn không bị bỏ lại trong các cuộc đàm phán quốc tế và là kì vọng tại Moscow rằng, họ có thể có một vai trò đặc biệt như một bên trung gian giữa Bình Nhưỡng, Bắc Kinh và các thành viên khác của các cuộc đàm phán sáu bên liên quan đến tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: Sputnik)

Nhưng tất cả điều đó phụ thuộc vào việc liệu Nga có thể thành công xây dựng ảnh hưởng trong và xung quanh châu Á hay không.

Elizabeth Wishnick, một chuyên gia khu vực và giáo sư tại Đại học Montclair State ở New Jersey cho biết: “Họ làm điều đó vì muốn đưa Nga trở thành một thế lực toàn cầu. Những năm gần đây đã chứng kiến sự rút lui mạnh mẽ của Nga sau một thập kỷ tăng cường quan hệ với các đối tác phương Tây chuyển thành đối mặt với nhiều thách thức từ ảnh hưởng dẫn đầu của Mỹ của châu Âu và Trung Đông.

Các nhà chính trị ở Nga tin rằng quan hệ giữa họ với Triều Tiên có hiệu quả hơn Trung Quốc bởi vì, không giống như Trung Quốc, Moscow không ở vị thế áp đặt sức ép kinh tế tương tự đối với Bình Nhưỡng, Wishnick nói.

"Cũng vì nguyên nhân trên, Nga sẽ có có ít đòn bẩy hơn, nhưng lại có lợi ích kinh tế lâu dài hơn trong việc hợp tác với Triều Tiên," Wishnick nói. "Tôi nghĩ rằng đó là một lập trường lạc quan... Nga không có đòn bẩy, nhưng các học giả Nga cảm thấy đất nước của họ có thể đóng vai trò của một nhà môi giới trung thực."

Thế lực Nga tại châu Á?

Mặc dù lâu nay vẫn là nhà bảo trợ trung thành nhất của Triều Tiên, Bắc Kinh đã bắt đầu xoay chiều các ốc vít, phần lớn bằng cách cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ quan trọng khi Bình Nhưỡng tăng cường thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Theo một cách nào đó, mối quan tâm mới của Nga trong việc đảm bảo mối quan hệ với Triều Tiên là ví dụ mới nhất cho thấy chính phủ Putin đang đảo chiều những chính sách thời hậu Chiến tranh Lạnh. Vào đầu những năm 1990, khi đó, Tổng thống Boris Yeltsin dành ít sự chú ý đến Triều Tiên hơn và tập trung nhiều vào các nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm mở ra nhiều mối quan hệ với phương Tây hơn.

Hiện tại, Nga đang nhận thấy bán đảo Triều Tiên là một bước đệm hướng tới mục tiêu của họ tại châu Á.

"Bất kỳ sự điều chỉnh nào làm giảm nguy cơ xung đột ở Triều Tiên sẽ có lợi cho Nga, cũng như các nước láng giềng khác và Hoa Kỳ", Walter Clemens, một chuyên gia của Trung tâm Davis của Đại học Harvard về nghiên cứu Nga và Eurasian, nói,

Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và khôi phục lại một làn sóng hòa bình trong khu vực có thể cho phép Moscow mở đường ống chở dầu của Nga sang Hàn Quốc cũng như Trung Quốc. Nga có thể tiếp cận các bến cảng Triều Tiên để tiếp nhận các tàu của mình. Các chuyến tàu rời khỏi Hàn Quốc có thể đi qua Triều Tiên để đến Nga trước khi đến châu Âu. Và những cải tiến ngoại giao có thể có tác động kích thích đến các vấn đề khác của Nga, như giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản để mở cửa đầu tư từ Tokyo ở Siberia.

Nga và Trung Quốc sẽ có lợi nếu Washington và Bình Nhưỡng có thể đưa ra một thỏa thuận dẫn đến bất kỳ sự sụt giảm lực lượng của Mỹ trong khu vực hoặc cắt giảm các bài tập quân sự chung với Hàn Quốc - một điều kiện thường được gọi là "đóng băng kép" hoặc thỏa thuận "đóng băng đối đầu đóng băng".

Clemens nói: "Cả Nga và Mỹ - cũng như Trung Quốc - đang đầu tư mạnh vào vũ khí mới, nhưng mỗi bên đều sẽ hài lòng nếu Triều Tiên đóng băng, giảm hoặc loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Ông Lavrov tỏ ra lạc quan về vai trò tương lai của Nga trong khu vực sau cuộc gặp với ông Kim, tán dương Tuyên bố Panmunjom gần đây của Bình Nhưỡng và Seoul và nói: "Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho việc thực hiện nó theo mọi cách có thể, đặc biệt đề cập đến dự án đường sắt có thể liên quan đến Nga trong tương lai. "

Ông Kim dường như cũng đáp lại, theo TASS, hãng tin tức quốc gia Nga, trích dẫn một mối quan ngại chung trong việc phản đối mạnh mẽ sự thống trị của "Hoa Kỳ" "trong khu vực và nói thêm rằng, "chúng tôi luôn sẵn sàng tiến hành đàm phán và trao đổi ý kiến chuyên sâu với phía Nga về vấn đề này ".

Tuy nhiên, một phần trong các cuộc thảo luận của họ chắc chắn sẽ làm Washington lo ngại, đặc biệt là những tín hiệu của ông Lavrov cho thấy rằng, Nga muốn thấy các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ trước khi Triều Tiên bắt đầu một quá trình hủy diệt hạt nhân. Còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người gặp quan chức cấp cao của Triều Tiên Kim Yong-chol tuần này, đã nói rằng việc phá hủy hạt nhân phải diễn ra như một tiền đề cho mọi hành động cắt giảm trừng phạt.

Trang Taiwan News cũng cho biết, các ông Putin, Chủ tịch Tập của Trung Quốc và ông Kim Jong-un có thể gặp nhau trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều 12/6 tại một cuộc họp thường niên tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 9/ 6.

"Tôi không biết liệu điều này có nhằm nỗ lực tạo nền tảng cho các mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ hay không, nhưng họ đang cố gắng thúc đẩy một giải pháp hòa bình", Wishnick nói về Moscow.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ