• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

NATO và Nga: Đe dọa trực diện tại Baltic

Thế giới 19/10/2017 13:50

(Tổ Quốc) - Kể từ năm 2014, liên minh NATO đã thực hiện nhiều động thái thay đổi tình hình tại sườn đông để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga.  

Về cơ bản, mục tiêu của liên minh này là thay đổi hành xử của Nga, tuy  nhiên, làm cách nào để đánh giá được những thay đổi chính sách ở Moscow? Tập đoàn RAND gần đây đã công bố một báo cáo mới hướng tới xây dựng một khuôn khổ phân tích cho điều đó.

"Mặc dù có những lợi thế quân sự về mặt tổng thể, nhưng NATO đang phải đối mặt với sự mất cân bằng về năng lực tác chiến thông thường ở các khu vực giáp biên giới với Nga, tiêu biểu như các nước Baltic," bản báo cáo này cho hay.

Baltic là nơi Nga và NATO đang gia tăng sự hiện diện quân sự nhằm răn đe lẫn nhau.

"Để giải quyết sự mất cân bằng cục bộ này, các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách đã đề ra các đề xuất để tăng ngân sách cụ thể và hướng tới giảm khả năng thành công của bất kỳ cuộc tấn công nào mà Nga có thể tiến hành nhằm vào một thành viên NATO."

RAND tuyên bố: "Mọi động thái thay đổi tình hình mà Hoa Kỳ và NATO quyết định theo đuổi thì đều hướng đến mục tiêu là tạo ra một sự thay đổi trong hành xử của Nga". Với mục tiêu là thay đổi hành xử của Nga theo cách thuận lợi cho liên minh thì NATO phải cẩn trọng để không kích động phản ứng sai lầm. Có rất nhiều hướng mà Nga có thể phản ứng - họ có thể không làm gì hoặc có thể là một phản ứng quân sự. Như vậy, hiểu được cách thức thúc đẩy Moscow đi xa tới đâu là điều hết sức quan trọng đối với NATO.

NATO- Nga phản công

"Các phản ứng tiềm năng của Nga có thể diễn ra trên mọi cấp độ, từ sự ngầm chấp nhận đối với các hành động của Hoa Kỳ và NATO và làm dịu lập trường sẵn sàng xem xét một cuộc tấn công vào NATO, đến việc tăng mạnh các lực lượng Nga gần đó để đối đầu với các động thái của Mỹ và NATO, thậm chí leo thang nhanh chóng tới cuộc xung đột trực tiếp. Nga cũng có thể phản ứng các động thái quân sự của Mỹ và NATO bằng cách cố gắng khai thác các lỗ hổng phi quân sự ở Hoa Kỳ hoặc các nước NATO khác", bản báo cáo của RAND cho biết.

Về sức mạnh quân sự, ngay từ bây giờ, NATO đã có khả năng ngăn chặn mạnh mẽ đối với người Nga ở phía Đông. Báo cáo của RAND cho biết: "Phân tích của chúng tôi cho thấy lực phòng ngự của NATO chống lại cuộc tấn công thông thường của Nga đối với một thành viên NATO hiện nay đang rất mạnh mẽ".

"Việc thực hiện các động thái tăng cường sự hiện diện của Mỹ và NATO theo như thông báo đang có ảnh hưởng lớn làm giảm nguy cơ xung đột tại đây. Sức mạnh phòng thủ hiện tại của NATO xuất phát từ quan điểm tổng thể của họ về năng lực tác chiến thông thường và đưa ra các tín hiệu mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi các hành động và tuyên bố rõ ràng từ năm 2014, rằng NATO và Hoa Kỳ nói riêng sẽ đáp trả bằng quân sự với bất kỳ hành động xâm lược nào chống lại các quốc gia Baltic các đồng minh NATO khác, nơi việc tăng cường sự hiện diện đang được thực hiện. Do đó, rất có thể Nga tin rằng bất kỳ hành động cứng rắn nào kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ dẫn đến xung đột quân sự trực tiếp với ít nhất một số thành viên chủ chốt của NATO".

Cũng theo các tác giả của báo cáo, người Nga không có ý định tấn công bất cứ thành viên NATO nào trong thời gian gần đây.

Chiến lược “phi quân sự” của Nga

"Mặc dù chúng tôi đánh giá một cuộc tấn công của Nga vào NATO trong thời gian gần là rất khó xảy ra, nhưng có khả năng rằng Nga sẽ tìm ra những con đường khác để thể hiện sự không hài lòng với những diễn biến tăng cường hiện diện liên tục của Mỹ và NATO ", báo cáo cho biết.

"Nga đã thông báo rằng họ có ý định điều chỉnh sự hiện diện lực lượng quân sự nội bộ của họ tại vùng biên giới phía Tây để đối phó với sức mạnh lớn hơn từ NATO. Trước đó, Nga đã sử dụng nhiều cơ chế để phản ứng với các hành động của Hoa Kỳ và NATO mà họ cho là có tính đe dọa; các cơ chế như rút khỏi các hiệp định an ninh đa phương, đưa các lực lượng tới các khu vực căng thẳng xa xôi ở châu Mỹ, và đe dọa sử dụng tên lửa Iskander ở Kaliningrad".

Tuy nhiên, NATO và Nga vẫn có thể sẽ bị “mắc kẹt” vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong tương lai.

"Các tầng lớp tinh hoa của Nga dường như đã kết luận rằng các mục tiêu dài hạn của Hoa Kỳ và NATO không phù hợp cho sự an toàn của chính quyền hiện tại ở Moscow", bản báo cáo nói.

"Các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra nhiều lo ngại về việc gia tăng nhanh chóng sự hiện hiện tổng thể (về quân sự của Mỹ và NATO) tại Đông Âu (bao gồm cả vùng lãnh thổ cũ của Liên Xô), như các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và sự thay đổi định hướng chiến lược của các quốc gia mà Nga cho rằng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ".

Điểm cốt lõi của vấn đề là trong khi người Nga có thể ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự, Điện Kremlin cho rằng NATO và Washington đang cố gắng lật đổ Moscow từ bên trong nội bộ.

Báo cáo của RAND cho biết, trong khi lời đe doạ đáp trả từ lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga có thể ngăn chặn một cuộc tấn công trực tiếp vào Nga, các mối quan ngại về an ninh của nước này, bao gồm các mối đe dọa chính trị đối với sự ổn định của chế độ Nga, bị Mỹ và NATO bác bỏ.

"Cho đến khi họ (lập trường của Nga về sự ổn định chính trị) thay đổi, nhận thức này có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng nguy cơ xung đột ở châu Âu."

(Theo NI)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ