• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Nóng ruột" về Syria: Mỹ và phương Tây "gay gắt" với Nga

Thế giới 28/06/2019 12:19

(Tổ Quốc) - Quyền Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc ngày 27/6 đã đưa ra những thông điệp cứng rắn về tình hình Syria.

Cáo buộc chính phủ Syria đang trì hoãn các cuộc đàm phán chính trị, Mỹ hôm thứ 5 lên tiếng kêu gọi tiến hành một lộ trình mới về bầu cử tại Syria – trong đó có sự giám sát của LHQ - và một lệnh ngừng bắn trên toàn Syria.

Quyền Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Jonathan Cohen kêu gọi Nga và chính quyền Syria ngừng leo thang các hoạt động quân sự tại Ildib và miền bắc Hama – những thành trì cuối cùng của phe nổi dậy ở Syria và cảnh báo rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng sức ép nếu đều nghị của họ không được thực hiện.

Đình chiến tại thành trì phe nổi dậy

Ông nói với Hội đồng Bảo an rằng họ phải thừa nhận sự thất bại của nhóm Astana, gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, trong việc thúc đẩy tiến trình chính trị tại Syria.

Và sau 17 tháng đàm phán về thành lập một ủy ban soạn thảo hiến pháp mới cho Syria, ông Cohen nói, "đã đến lúc phải thừa nhận rằng không chỉ tiến triển bị đình trệ, mà nó có thể còn nằm ngoài tầm với trong một khoảng thời gian vì chính quyền (Syria) muốn như vậy. "

Thỏa thuận về hiến pháp mới được coi là một bước đi quan trọng trong việc thực hiện lộ trình hòa bình năm 2012 cho Syria, bao gồm một lệnh ngừng bắn và tiến trình bầu cử do LHQ giám sát.

Nóng ruột về Syria: Mỹ và phương Tây gay gắt với Nga - Ảnh 1.

Quyền Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Jonathan Cohen. (Nguồn:AP)

Được sự thông qua của Hội đồng Bảo an, lộ trình này đã nhận được sự chấp thuận của đại diện của từ Liên hợp quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả năm thành viên hội đồng có quyền phủ quyết: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Ông Cohen nói rằng, đã đến lúc, đặc phái viên của Hoa Kỳ về Syria Geir Pedersen tìm kiếm các con đường khác để giải quyết vấn đề chính trị cho Syria bằng cách tập trung vào chuẩn bị cho cuộc bầu cử và thực hiện ngừng bắn.

Ông cho biết, Hoa Kỳ tin rằng sự phục hồi của quá trình chính trị nên bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn ở Idlib và miền bắc Hama. Ông Cohen cho biết, Nga và đồng minh thân cận của Tổng thống Syria Bashar Assad "phải chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự" và quay trở lại các thỏa thuận ngừng bắn năm 2018. "Thổ Nhĩ Kỳ nên nhận ủy thác loại bỏ các lực lượng khủng bố khỏi khu vực" – điều phù hợp với thỏa thuận, ông nói.

Hoa Kỳ khẳng định, "không có con đường nào tiến về phía trước nếu không có sự hợp tác của Nga và chế độ Assad", ông Cohen nói thêm.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này cũng cảnh báo, cho đến khi Syria và Nga thực hiện "những bước đi cụ thể" để giảm bớt tình trạng bạo lực ở Idlib, "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng sức ép ngoại giao và kinh tế thông qua tất cả các biện pháp có sẵn để cô lập chế độ Syria và các đồng minh". Ông nói rằng Washington cũng sẽ "tăng cường áp lực của chúng tôi lên chế độ Syria và những người ủng hộ nếu tiến trình chính trị giải quyết các vấn đề nhân đạo và thỏa hiệp chính trị tiếp tục bị đình trệ".

Nga – phương Tây trực diện

Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov nói với Hội đồng Bảo an rằng, "những nhà bảo trợ theo khuôn khổ Astana quyết tâm thực hiện đầy đủ các thỏa thuận về ổn định ở Idlib" và nói rằng "Nga đang nỗ lực để đạt được tiến bộ trên mặt trận chính trị" ở Syria.

Nhưng, ông Safronkov cũng nói, "yêu cầu và kêu gọi chúng tôi không làm gì" khi đối mặt với "các cuộc tấn công khiêu khích liên tục" vào quân đội Syria, thường dân và các căn cứ không quân Nga từ những kẻ cực đoan như Hayat Tahrir al-Sham – từng liên kết với al-Qaida – là cực kỳ không đúng đắn."

"Thay vì yêu cầu chúng tôi thực hiện những gì chúng tôi đã đồng ý và ký kết, sẽ tốt hơn nếu mọi người khác tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố", ông nói. "Đó sẽ là một đóng góp thực sự để đạt được thỏa thuận cho Syria."

Pedersen, đặc phái viên của Hoa Kỳ, đã thông tin với hội đồng thông qua video từ Geneva rằng, giải pháp duy nhất cho Idlib là ngừng chiến và để các bên chính đồng ý về cách tiếp cận mang tính hợp tác đối phó lại "khủng bố" và bảo vệ dân thường. Ông nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Antonio Guterres đối với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về nhanh chóng ổn định tình hình.

Ông Safronkov cho biết, Nga hy vọng sẽ sớm có "đột phá" trong việc thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp và ông Pedersen cho biết ông sẽ thử đi theo một giải pháp mà ông tin rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ của tất cả các bên trong tương lai gần.

Nhưng Đại sứ Pháp Francois Delattre cho biết, chính phủ Assad "đang từ chối mọi thỏa hiệp". Nếu chế độ Syria duy trì sự phản đối này, Hội đồng Bảo an sẽ phải "xem xét các bước đi khác để đạt được sự tiến bộ", ông nói.

Đại sứ Anh, Karen Pierce, còn thể hiện lập trường mạnh hơn, nói rằng nếu không thể đạt được tiến bộ, bà đã nhất trí với đại diện Hoa Kỳ rằng, ông Pedersen nên "thử các con đường khác để đạt được giải pháp chính trị."

Trong khi Hội đồng Bảo an tập trung vào hoạt động của ủy ban hiến pháp Syria, theo Đại sứ Anh, vấn lớn hơn "bao gồm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử toàn quốc được LHQ giám sát, đảm bảo việc thả tù nhân và thiết lập lệnh ngừng bắn trên toàn quốc."

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ