• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nóng Triều Tiên và Syria: Sau Nga Mỹ, Trung Quốc tham vọng “nhập hội”

Thế giới 01/12/2017 14:41

(Tổ Quốc) - Vấn đề Syria vẫn chưa  nguôi, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa là hai vấn đề nóng nhất vào thời điểm hiện tại.

Căng thẳng tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa đạn đạo vào sáng sớm ngày 29/11 sau hai tháng tạm hoãn. Hãng thông tấn KCNA cho biết, tên lửa Hwangsong-15 được phóng đi có độ cao khoảng 4500km và trở thành tên lửa Triều Tiên đầu tiên có thể nhắm tới lục địa Mỹ.

Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa. Ảnh:TASS

Ông Yevgeny Buzhinsk,  vị tướng về hưu và hiện là phó Chủ tịch Trung tâm PIR của Nga nói trên RBC bày tỏ nghi ngờ khả năng Bình Nhưỡng có thể tạo ra tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

“Vụ phóng tên lửa gần đây nhất không phải là một vụ thử nhưng giống với động thái phô diễn quyền lực”, ông Buzhinsk nói thêm.

“Bình Nhưỡng đã tiến hành nhiều vụ thử. Một trong các nhiệm vụ nhằm minh họa cho các loại vũ khí có thể nhắm vào lục địa Mỹ và tham vọng đã đạt được cho tới thời điểm này, ông Vladimir Khrustalev, chuyên gia quân sự Nga cho biết.

Sau vụ phóng tên lửa, các nhà chính trị khắp thế giới đã kêu gọi các nước nên chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang và tiến tới giải quyết chính trị.

Phản ứng của Washington đối với thông tin trên bán đảo Triều Tiên vô cùng nhạy cảm, ông Kommersant  viết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo các lệnh trừng phạt thêm đối với vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng  tiến tới cuộc điện đàm nhấn mạnh đến các lệnh trừng phạt quốc tế mới tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Cựu đại sứ Nga tại Hàn Quốc Gleb Ivashentsov hoài nghi về tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt.

“Tất cả các lựa chọn đã sẵn sàng. Bình Nhưỡng đã hoàn thiện chương trình tên lửa và sẽ có kế hoạch đối phó với các mục tiêu và hiện tại có thể Triều Tiên mong muốn có các đàm phán hơn thời điểm trước”, nhà ngoại giao cho biết.

Ông Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông cũng đồng thuận vụ thử tên gần nhất của Bình Nhưỡng là “một lời mời đàm phán đối với Mỹ”.

Các nhà quan sát cho rằng, vụ phóng tên lửa có thể là một phản ứng của Triều Tiên đối với động thái của Mỹ sau khi Washington đưa Triều Tiên vào danh sách các quốc gia hỗ trợ khủng bố. Nghiêm trọng nhất là các vụ diễn tập quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc trong thời gian gần đây.

Trung Quốc tham vọng Syria

 Lực lượng dân chủ Syria có thể trở thành một phần của quân đội chính phủ Syria sau khi thỏa hiệp chính trị đạt được, ông Abd Salam Ali - đại diện liên minh Đảng dân chủ Syria, một đảng của người Kurd Syria nói với Izvestia.

“Nếu hướng giải quyết có thể chấp nhận đối với mọi người thì lực lượng dân chủ Syria nằm trong quân đội Syria sẽ trở thành một kịch bản lô-gic. Chúng tôi chưa từng có nhu cầu tách biệt. Ngược lại, người Kurd luôn nỗ lực khẳng định quyền lợi của họ như một phần của Syria”, ông Abd Salam Ali nói thêm.

Nhà lập pháp Syria  Alan Bakr cho rằng, người Kurd là một phần không thể tách rời xã hội và nếu họ sẵn sàng đáp ứng các lợi ích cho đất nước thì sẽ không có bất kỳ rào cản nào cho hoạt động đưa các đơn vị người Kurd vào quân đội chính phủ.

Ông Grigory Kosach, giáo sư Khoa lịch sử, khoa học chính trị và luật tại Đại học nhân văn Nga cho biết, việc tham gia của lực lượng dân chủ Syria trong quân đội Syria sẽ loại bỏ các xung đột không đáng có. Bên cạnh đó, điều này sẽ kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận với người Kurd.

Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức lực lượng dân chủ Syria hợp nhất vào quân đội Syria. Các bên sẽ phải tìm ra cách thức giải quyết tiến trình này và điều quan trọng là cả Damascus và lực lượng dân chủ Syria chấp thuận các nỗ lực này.

Các nhà quan sát cho rằng, khả năng Trung Quốc mong muốn đóng vai trò quan trọng thời hậu chiến Syria để phục hồi các ảnh hưởng kinh tế. Theo ông Alexey Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga, Trung Quốc sẵn sàng đổ tiền vào Syria để hồi phục kinh tế nước này và kiểm soát lãnh thổ của họ. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ đôla vào Syria từ trước chiến tranh và đã mất mát không nhỏ.

Theo chuyên gia này, hiện tại, Bắc Kinh muốn phục hồi ảnh hưởng kinh tế Syria và thu lợi từ chiến thắng của Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Bắc Kinh sẽ đầu tư tái thiết cơ sở hạ tầng bao gồm đường bộ, đường tàu và kho hàng.

Việc tái thiết Syria cần phải tốn kém hàng trăm tỷ đôla ngày nay. Các nỗ lực và thời gian cùng với chi phí miễn phí không nhỏ”, ông Maslov giải thích.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như vẫn đang né tránh vấn đề nhạy cảm này. Bắc Kinh có thể hợp tác với chính quyền khác của Syria nếu như Tổng thống Syria Assad từ chức. Trung Quốc có thể đang muốn hạn chế tối đa các rủi ro từ Syria hiện tại nhưng chắc chắn tham vọng Syria trong 5-6 năm tới của Bắc Kinh là có thể, ông Moslov nhấn mạnh.

(Theo TASS)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ