• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phải 3 năm nữa Nga mới thoát khỏi “dấu chân” phương Tây?

Thế giới 27/07/2017 22:31

(Tổ Quốc) - Bởi các ảnh hưởng xấu của phương Tây đối với Nga, nhiều khả năng phương Tây đang chìm trong lệnh trừng phạt vào Nga.

Phương Tây “chìm” lệnh trừng phạt vào Nga

Từ khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3-2014 và các ảnh hưởng của Moscow trong xung đột Đông Ukraine, các siêu cường phương Tây dẫn đầu là Mỹ và châu Âu đã kêu gọi sự hợp nhất đối phó trừng phạt vào Nga.

Bởi các ảnh hưởng xấu của phương Tây đối với Nga, nhiều khả năng phương Tây đang chìm trong lệnh trừng phạt vào Nga. Ảnh:CNN

Điều đáng chú ý là phương Tây liên tục sử dụng các sức mạnh kinh tế nhằm gây sức ép đối với Nga và đòi hỏi Moscow phải thay đổi chính sách đối với Ukraine.

Các lệnh trừng phạt có hiệu lực nhằm đánh trúng vào kinh tế nước Nga bao gồm, ngành năng lượng, quốc phòng và tài chính. Tuy nhiên, ngoài tầm kiểm soát, không chỉ Nga mà các công ty của phương Tây cũng phải hứng chịu các ảnh hưởng không hề nhỏ từ điều này.

Mỹ và các công ty châu Âu cũng như các tập đoàn năng lượng “khổng lồ” đã phải mất mát không ít tiền bạc trong canh bài này. Các hợp đồng từ thương vụ tàu chiến Pháp hay máy móc của Đức đã phải dừng lại. Hàng tỷ đôla đầu tư từ các tập đoàn năng lượng bao gồm ExxonMobil, Total và Shell đã bị trì hoãn. Các doanh nghiệp tại các nước phương Tây có quan hệ tài chính với Nga bao gồm Italy, Hungary và Bulgaria cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn.

Phải chăng cái giá phải trả của các công ty phương Tây đều được quy ra từ các lệnh trừng phạt mạnh mẽ vào Moscow và điều này cho đến hiện tại vẫn còn ảnh hưởng?

Đến lúc kết thúc

Quốc hội Mỹ liên tục chỉ ra các cáo buộc liên quan của Nga trong bầu cử Mỹ 2016 và mong muốn tăng cường các lệnh trừng phạt vào Nga khi Moscow gia tăng ảnh hưởng tại Syria. Ở một khía cạnh nào đó, Mỹ đang làm một vài điều mà Nga đã từng thất bại khi làm với phương Tây từ tháng 3, 2014.

Bằng việc thúc đẩy vòng trừng phạt mới mạnh mẽ hơn vào Nga, lần này các nhà lập pháp Mỹ có thể lờ đi một vài điều đối với điện Kremlin nhằm hạn chế việc đi vào “lối mòn cũ” trong quan hệ giữa châu Âu và Mỹ.

Hạ viện ngày 25/7 đã bỏ phiếu áp đảo 419 (phiếu thuận)-3 (phiếu chung) ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Dự luật này - cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên sẽ cần có sự chấp thuận của Quốc hội trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể kí hoặc phủ quyết.

Dự luật trên nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân đầu tư vào các dự án năng lượng của Nga và vạch ra các bước đi được cho là sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng dự án đường ống dẫn Nord Stream 2 Gazprom của tập đoàn Gazprom, Nga.

Động thái trên của Mỹ có thể mở đường cho các biện pháp trừng phạt chống lại các đối tác châu Âu trong Nord Stream 2, một dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Nga qua Baltic, có thể tăng nguồn cung cấp dầu khí cho Đức từ năm 2019.

Các quan chức tại một vài quốc gia châu Âu cho rằng, vòng cuối cùng các lệnh trừng phạt đã thông qua. Thay vì áp các lệnh trừng phạt tăng cường sức ép vào Nga nhằm giảm can thiệp vào Ukraine thì Mỹ lại tiến tới sử dụng công cụ chính là bộc lộ thái độ không hài lòng đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Nga. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu đã nhìn thấy điều này là một động thái “cùn” trong ngoại giao của Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt mới lần này sẽ nhắm vào các doanh nghiệp đường sắt, ngành khai thác mỏ và các dự án năng lượng của Nga.

Các lệnh trừng phạt được đề xuất cùng ở mục tiêu rộng: Trong dự luật, các nhà lập pháp Mỹ đang nỗ lực tăng cường tạo ảnh hưởng chuyển giao vũ khí đến Syria và tìm cách tư nhân hóa các doanh nghiệp sở hữu nhà nước của Nga.

Các lệnh trừng phạt của Nga không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ của Nga và các quốc gia châu Âu như Úc, Đức và Italy mà còn khiến cho các công ty châu Âu phải trả giá cao hơn về năng lượng so với các công ty của Mỹ. Các quan chức châu Âu cho rằng, sẽ  “trả đũa” Mỹ nếu lợi ích của họ tiếp tục bị đe dọa.

Tổng thống Putin đã nhiều lần chỉ trích các lệnh trừng phạt này và kêu gọi các quốc gia, đặc biệt là Mỹ nên nơi lỏng hình phạt nhằm vào Moscow.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đang bắt đầu có tín hiệu mới của hồi phục, vì thế điều này có thể cải thiện điều kiện của các cá nhân, công ty và ngành.

Theo các nhà phân tích, Nga liên tục có các hành động nhằm giảm tác động của Mỹ các lệnh trừng phạt vào nước này. Trong cuộc gặp trực tiếp của Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Trump tại Hội nghị G20, ông Trump tuyên bố rằng, 2 nhà lãnh đạo đã có các bình luận và trao đổi xung quanh lệnh trừng phạt này.

Các nhà quan sát cho thấy, Moscow vẫn tỏ ra bình thường. Mặc dù các lệnh trừng phạt cũ của Mỹ vào Nga trong năm 2014 đã khiến nền kinh tế Nga suy thoái nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Điều đó có thể nhìn thấy, Nga vẫn có thể điều chỉnh kinh tế của họ ổn định cho đến hiện tại.

 (Theo CNN)

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ