• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ra mặt đối phó với Iran, Mỹ đang muốn hình thành một NATO Ả rập nhưng thất bại

Thế giới 20/01/2019 16:12

(Tổ Quốc) - Căng thẳng giữa Mỹ và Iran chưa thế chấm dứt cùng với hàng loạt các phản ứng mạnh mẽ của hai nước.

Liên minh đối phó với ảnh hưởng của Iran

Vào tháng tới, Washington sẽ tổ chức hội nghị các nhà lãnh đạo thế giới tại Warsaw trong nỗ lực hình thành một liên minh chống Iran. Tuy nhiên, giớiquan sát cho rằng, các chính sách của Tổng thống DonaldTrump vẫn được cho là không hề lô-gic.

Ra mặt đối phó với Iran, Mỹ đang muốn hình thành một NATO Ả rập nhưng thất bại - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Getty

Một số quan chức của chính quyền Mỹ đã quyết định từ chức saucác phản ứnggây của bất ngờcủa Tổng thống Trump.Gần đây nhất là quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis sau khi Tổng thống Trump chỉ định rút quân khỏi Syria.

 Đặc phái viên Mỹ phụ trách việc giải quyết tranh mâu thuẫn giữa Qatar và nhóm nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu - tướng về hưu Anthony Zinnicũng đã từ chức vào tuần trước  và cho rằng, vị trí của ông đã không còn cần thiết. Thực tế, vai trò của ông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, ông Zinni đã không thành công trong sứ mẹnh ngoại giao khó khăn mà Tổng thống Trump đã giao cho ông.

 Cách đây 18 tháng, Tổng thống Trump đã có tín hiệu chấm dứt khủng hoảng giữa Saudi Arbia và Qatar đồngthời muốn xúc tiếnhình thành một NATO Ả rập. Các căng thẳng do Saudi Arabia dẫn đầu giữa Các tiểu vương quốc Ả rập, Bahrain và Ai Cập đã áp đặt các trừng phạt kinh tế mạnh mẽ vào Qatar trong năm 2017 trước khi nổi lên một liên minh chiến lược.

Tiến trình hoà bình mà các chuyên gia đánh giá về vai trò của tướng Zinni dưới thời cựu Tổng thống George Bush đã được cân nhắc về nỗ lực giải quyết các vấn đề giữa Israel và Palestine và ông Zinni được cân nhắc là một trong sốcác nhà ngoại giao tài năng từ trong quân đội.

Tướng Zinni chưa từng có bất kỳ lời phàn nàn nào về chính quyền Tổng thống Trump và liên tục ủng hộ các sứ mệnh của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ có chút căng thẳng giữa các quốc gia vùng Vịnh liên tục gây khó cho các nỗlựccủa ông Zinni. Hiện tại, Ngoại trưởng Mike Pompeo đang cố gắng có thể nhằm giải cứu ý tưởng về liên minh chiến lược.

Thượng đỉnh Warsaw có gì đặc biệt?

Khoảng một tháng nữa, các quan chức từ 70 quốc gia sẽ đến thượngđỉnh Warsaw trong nỗ lực đối phó với các ảnh hưởng của Iran. Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ chủ trì cuộc gặp gỡ này. Điều đó không rõ ràng liên hội nghị có đạt được thành tích gì hay không bởi vì chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục sẵn sàng cho các nỗ lực quan trọng, trong đó là động thái Mỹ muốn rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran. Các nỗ lực nhằm thuyết phục liên minh châu Âu đi theo quyết định này đã thất bại, các trừng phạt mới của Mỹ liên tục áp đặt nhằm vào Iran mặc dù các bước trừng phạt đầy đủ sẽ được trì hoãn cho đến tháng Năm.

Như thường lệ, hội nghị sẽ đặt ra các ưu tiên trước hết về các động thái quân sự hoặc ngoại giao.Trong thời gian này, điều đó dường như là nỗ lực duy trì các động thái đối phó với Iran, tiếp tục gia tăng sức ép và áp lực vào nước này nhằm ép buộc phải từ  bỏ chương trình tên lửa đạn đạo.

Israel phỏng đoán là sẽ rất mãn nguyện với hội nghị này, đặc biệt là từ động tháicủa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thể hiện các cử chỉ bắt tay thân mật với các nhà lãnh đạo Ả rập. Các tuyên bố chống Iran cũng được thúc đẩy.

Tuy nhiên, điều này là khó để tưởng tượng rằng hội nghị đang thuyết phục các quốc gia Ả rập ra sức đối phó với Iran.

Chiến lược ngoại giao của Mỹ đang thực hiện theo 2 bước. Đầu tiên là nhằm mục tiêu thuyết phụccác quốc gia có thể chung tay đối phó với các trừng phạt nhằm vào Iran, thu hẹp khoảng cách trong quan hệ giữa Iran với Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ hai, chiến lược Mỹ nhằm mục tiêu xây dựng một liên minh Ả rập hiệu quả nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông.

Các nỗ lực của Bộ Ngoại giao Mỹ đối phó với Iran có thể thấy được trong động thái của Đại sứ quán Lebanon tại Washington. Tín hiệu cho thấy Washington đang thúc đẩy Lebanon và các thành viên Ả rập không mời Syria tham gia thượng đỉnh kinh tế Ả rập tại Beirut vào ngày 20/1 và yêu cầu Lebanon không hỗ trợ tài chính cho chính quyền Syria trong quá trình tái thiết đất nước.

Lebanon không có quyền quyết định mời hay không mời Syria. Quyền quyết định thuộc về các tiểu vương quốc Ả rập. Tuy nhiên, nhiều đồn đoán cho rằng Lebanon và các quốc gia Ả rập đang từ chối chính  sách của Mỹ.

Việc ngăm cấm Syria tham gia thượng đỉnh kinh tế có lẽ nhằm ngăn chặn các quốc gia Ả rập tham gia bình thường hoá quan hệ với đồng minh Iran.

Yêu cầu từ Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Lebanon sẽ không giúp tiến trình tái thiết Syria đang tạo nên nhiều lo lắng các bước đi trong chính sách của Mỹ tại Trung Đông.

Theotờ haaretz, Tổng thống Donald Trump vẫn đang có một giấc mơ rằng Iran sẽ biến mất. Và tất nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn biết điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, giống như những gì cựuNgoại trưởng Rex Tillerson từng nói, quá chi tiết sẽ không còn quan trọng.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ