• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

S-400 và Syria “đỏ lửa”: Thổ “chao đảo”giữa lằn ranh NATO - Nga

Thế giới 11/07/2018 15:12

(Tổ Quốc) -Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ gặp gỡ các đối tác phương Tây tại một hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11/7 tại Brussels.

 Hội nghị thượng đỉnh này diễn ra giữa lúc nhiều câu hỏi đang được dấy lên về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với liên minh này khi Ankara có quan hệ ngày càng mật thiết với Moscow.

Dưới thời ông Erdogan, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga đã trở nên sâu sắc thêm cả về mặt chính trị và kinh tế. Cả hai quốc gia này, cùng với Iran, đang hợp tác chặt chẽ trong nỗ lực chấm dứt xung đột tại Syria. Trong khi đó, thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga cũng đang khiến NATO không hài lòng và thậm chí đã cảnh báo Ankara về những hệ lụy tiềm tàng.

"Chúng tôi [Thổ Nhĩ Kỳ] cần phải quyết định giữa NATO, EU [Liên minh châu Âu] và Iran-Nga," nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Atilla Yesilada của Global Source Partners cho biết. “Đó sẽ là lựa chọn khó nhất từng được thực hiện. Chúng tôi không còn có thể ngồi trên hàng rào nữa; bất cứ bên nào chúng ta đi, phía bên kia sẽ đưa ra các hình phạt. ”

 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu tham dự thượng đỉnh NATO năm ngoái.

Ankara vẫn duy trì cam kết liên minh chiến lược với phương Tây, và lập luận rằng mối quan hệ giữa họ với Tehran và Moscow dựa trên thương mại và nhu cầu hợp tác để giải quyết xung đột Syria.

"Thổ Nhĩ Kỳ luôn sử dụng sự cân bằng về ngoại giao quyền lực này", giáo sư quan hệ quốc tế Huseyin Bagci thuộc Đại học Kỹ thuật Trung Đông tại Ankara cho biết.

“Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga ngày càng gia tăng theo hướng tích cực, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ biết giới hạn của mối quan hệ này. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rời NATO; điều này không cần phải đặt câu hỏi” Bagci nói.

Cuộc họp ông Erdogan – ông Trump

Ông Erdogan dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO. Cùng với việc mua lại hệ thống tên lửa của Nga, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã sẵn sàng nhắm tới Iran dự kiến sẽ được đưa vào chương trình nghị sự. Ankara đang vận động hành lang miễn trừ các biện pháp trừng phạt này – sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay theo sau động thái ông Trump rút khỏi thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của Tehran 2015 (JCPOA). Iran hiện là nhà cung cấp dầu và khí đốt quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ vốn khan hiếm năng lượng.

Bên cạnh đó, Syria cũng là một vấn đề căng thẳng giữa các đồng minh NATO, khi Ankara đang gây sức ép Washington chấm dứt sự ủng hộ đối với lực lượng dân quân người Kurd của Syria trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS. Ankara cáo buộc người Kurd Syria có quan hệ với lực lượng li khai người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dù căng thẳng song phương đã giảm đáng kể sau một lộ trình nhất trí về phạm vi ủng hộ của Washington đối với lực lượng dân quân người Kurd Syria, nhưng những khác biệt vẫn còn.

Quan hệ với EU gập ghềnh

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng dự kiến sẽ gặp một số nhà lãnh đạo EU bên lề của hội nghị thượng đỉnh NATO. Tiến trình để Ankara trở thành thành viên của EU đang bị đóng băng. Không có nhiều hi vọng về những sự thay đổi tích cực do các nhà lãnh đạo EU bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ và việc ông Erdogan củng cố thêm quyền lực sau khi được tái đắc cử gần đây.

Một trong những quyết định đầu tiên của Erdogan sau khi nhậm chức ngày 9/7 cho nhiệm kì thứ 2 là đóng cửa bộ thành viên EU, kết hợp nó vào Bộ Ngoại giao. Động thái này được hiểu là một thông điệp mạnh mẽ về các ưu tiên của Tổng thống Erdogan trong thời gian tới.

Khi ông Erdogan gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU, ông ấy biết mình có đòn bẩy. Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò là một người gác cổng để kiểm soát dòng người nhập cư vào châu Âu sau một thỏa thuận di dân với khối này. Ông Erdogan dự kiến sẽ thúc giục khối này không đóng băng các cuộc đàm phán về việc mở rộng liên minh thuế quan giữa nước này với EU

Đức được cho là phản đối một động thái như vậy, nhưng với việc họ đang là một trong những người hưởng lợi chính của thỏa thuận di cư, các nhà phân tích cho biết một thỏa hiệp có thể đang được thực hiện.

Ertugrul Kurkcu, một thành viên trong Hội đồng châu Âu và là chủ tịch danh dự của đảng đối lập HDP của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết việc ông Erdogan tái đắc cử mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới của "chính trị thực tế".

"Tôi chắc chắn họ (EU) sẽ trở nên thực tế. Họ không thấy lý do gì để đầu tư vào hy vọng thay đổi dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ," Kurkcu nói.

“EU rất hài lòng với thỏa thuận này. Họ đang nói đây là một phép lạ - họ cần ngăn chặn những người di cư. Họ hài lòng với những gì họ có, và họ hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phải là một ứng cử viên quá sốt sắng gia nhập EU. Vì vậy, mọi người đều vui vẻ. Trong khi chủ nghĩa dân túy và tính bài ngoại đang gia tăng, họ không muốn giải quyết thêm vấn đề về tư cách thành viên EU nữa, ”Kurkcu nói thêm.

https://www.voanews.com/a/erdogan-to-attend-nato-summit-amid-growing-loyalty-questions/4476637.html

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ