• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sức mạnh Triều Tiên bất ngờ chấn động tinh hoa Hàn Quốc

Thế giới 06/05/2017 13:30

(Tổ Quốc) -Triều Tiên nhiều năm qua là là một vấn đề nan giải trong chính sách đối ngoại đối với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc.

Triều Tiên nhiều năm qua là là một vấn đề nan giải trong chính sách đối ngoại đối với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và đang ảnh hưởng đến cuộc đua sắp tới vào ghế Tổng thống nước này bằng nhiều cách.

Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tăng cao, một phần do chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, kết quả cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Hàn Quốc phần nào cũng dựa vào việc các ứng viên tranh cử có quan điểm ra sao về vấn đề quan hệ với Triều Tiên.

Lựa chọn khó khăn và hai lối rẽ

Người dẫn đầu hiện nay là ứng viên tự do Moon Jae-in, cựu luật sư nhân quyền, người đã nhiều lần tuyên bố rằng chính sách về Triều Tiên của Tổng thống Park Geun-hye là một thất bại hoàn toàn. Ông muốn cải thiện mối quan hệ với Bình Nhưỡng bằng cách từ bỏ cách tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên trong thập kỷ qua của các chính phủ bảo thủ.

Ứng viên tự do Moon Jae-in. (Nguồn: AP)

Đối thủ chính của ông Moon là  Ahn Cheol-soo - ứng viên trung dung hơn ông Moon và có lập trường cứng rắn hơn về Triều Tiên. Ứng viên Ahn thiên về cách tiếp cận bảo thủ hơn với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây sức ép và hứa hẹn viện trợ để đổi lấy việc giải trừ quân bị.

Ứng viên Ahn Cheol-soo (Nguồn: AP)

Nhiều cử tri bảo thủ truyền thống vẫn đang “quay cuồng” vì sự sụp đổ của Park và vụ bắt giữ bà đã gia tăng sự ủng hộ cho ông Ahn do họ lo ngại lập trường của ông Moon sẽ dẫn đến những nhượng bộ với Triều Tiên và làm suy yếu sức mạnh từ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

Cuộc tranh luận về giải pháp chính sách với Triều Tiên hiện ngày càng gia tăng khi Bình Nhưỡng thực hiện nhiều các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Ông Moon nói rằng sự thiếu năng lực của chính quyền bảo thủ đã dẫn tới hành động của Triều Tiên. Ông cho biết sẽ sử dụng cả áp lực và đối thoại để đối phó với Bình Nhưỡng và cố gắng thúc đẩy hội nhập kinh tế xuyên biên giới.

Ông Moon từng là phụ tá cho cố Tổng thống tự do Roh Moo-hyun, người tiếp nối chính sách "ánh dương" liên kết với Triều Tiên – được khởi xướng bởi người tiền nhiệm Kim Dae-jung. Trong nhiệm kỳ 2003-2008, ông Roh đã đẩy mạnh việc giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên bằng các dự án xuyên biên giới và bằng cách vận chuyển lương thực và các nguồn viện trợ khác Bình Nhưỡng với rất ít hoặc thậm chí không có điều kiện khắt khe nào.

Do đó, lực lượng bảo thủ cho rằng ông Moon là một người ủng hộ Bình Nhưỡng. Họ nói rằng các chính phủ tự do trong quá khứ đã thực hiện viện trợ bất chấp có nhiều nghi ngờ rằng phần lớn là cho quân đội thay vì những người dân nghèo khó. Họ cũng cho rằng các dự án liên Triều mang lại kết quả rất ít ỏi.

Còn ông Ahn nói về việc củng cố lực lượng vũ trang và tăng cường liên minh quân sự với Mỹ - một lập trường rõ ràng là nhằm tập hợp sự ủng hộ của phe bảo thủ. Tuy nhiên, hầu hết các đảng viên trong đảng của ông là những người bất đồng với đảng Dân chủ đối lập của ông Moon. Điều này đã dấy lên câu hỏi về cách ông Ahn sẽ thực sự giải quyết các vấn đề về Triều Tiên ra sao nếu được bầu.

Căng thẳng quan hệ đối ngoại

Nhiều người đang cho rằng việc ông Moon trở thành Tổng thống Hàn Quốc sẽ làm tổn thương quan hệ với Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Seoul, và tạo ra một cuộc đụng độ tiềm ẩn với Tổng thống Donald Trump, người – đang báo hiệu thực hiện một chiến lược cứng rắn - nhấn mạnh đến việc gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng với sự giúp đỡ của Trung Quốc – láng giềng và đồng minh lớn của Triều Tiên.

Moon đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không chịu đựng bất kỳ sự khiêu khích nào của Triều Tiên và đã cam kết sẽ tăng cường khả năng trinh sát và chống tên lửa. Ông cũng nói ông muốn có một nước Hàn Quốc quyết đoán hơn, có thể thuyết phục Washington cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng, cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán giải trừ quân bị - hiện đang bị đình chỉ và tiến tới một hiệp ước hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Cũng trong lúc này, một quyết định của bà Park cho phép triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi của Mỹ (THAAD) để đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên cũng đang gây nhiều tranh cãi. Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, coi radar của hệ thống THAAD là mối đe dọa đối với an ninh của mình và đã trả đũa bằng các biện pháp như ngưng các chuyến đi du lịch trọn gói đến Hàn Quốc.

Ông Moon trước đó phản đối việc triển khai THAAD, tuy nhiên, hiện tại đã giảm nhẽ những  lời chỉ trích của mình, nói rằng tiến trình này sẽ không tránh được nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích. Còn ông Ahn ban đầu cũng phản đối việc triển khai của THAAD nhưng sau đó đã chuyển sang lập trường ủng hộ trong bối cảnh xu hướng chống Triều Tiên ngày càng lan rộng.

Tín hiệu nào cho quan hệ hai miền?

Thời thế đã thay đổi kể từ khi các ứng viên tự do nắm quyền ở Seoul và nhiều chuyên gia không mong đợi rằng ông Moon sẽ thúc đẩy bất kỳ kế hoạch hoà giải lớn nào bởi vì Triều Tiên đã đi quá xa trong việc phát triển hạt nhân trong thập kỷ qua.

Quan điểm của công chúng về Triều Tiên cũng thay đổi rất nhiều kể từ khi ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên trong năm 2011 và bắt đầu củng cố quyền lực của mình bằng cách sắp xếp lại bộ máy đất nước, tăng cường số vụ phóng tên lửa và tiến hành ba cuộc thử nghiệm hạt nhân. Chỉ còn rất ít người dân Hàn Quốc tin rằng hỗ trợ kinh tế có thể khiến Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ.

Dù vậy, vẫn còn nhiều nhà phân tích tin rằng cả ông Moon và Ahn ít nhất đều sẽ mở ra cánh cửa cho các cuộc hội đàm với Triều Tiên.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc sẽ chính thức diễn ra ngày 9/5 và đã bắt đầu với các điểm bỏ phiếu sớm từ ngày 4/5. Dù chưa rõ người nào sẽ thắng cử và quan hệ hai miền Triều Tiên sẽ ra sao, nhưng ít nhất, chính trường Hàn Quốc sẽ bước sang một trang mới sau những sóng gió vừa qua của bà Park Geun hye.

(Theo ABCNews)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ