• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thượng đỉnh G7 "nóng" về tranh chấp toàn cầu

Thế giới 25/08/2019 07:37

(Tổ Quốc) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ 7 đã có mặt tại Pháp để tham dự các cuộc họp hứa hẹn nhiều căng thẳng giữa các nền công nghiệp lớn.

Thượng đỉnh G7 tại khu nghỉ mát Biarritz, Pháp lần này diễn ra giữa lúc các bên đang có sự bất đồng lớn và ngày càng gia tăng về một loạt các vấn đề toàn cầu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – lãnh đạo nước chủ nhà đang muốn người đứng đầu Anh, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ nền dân chủ, bình đẳng giới, giáo dục và môi trường. Pháp cũng đã mời các nhà lãnh đạo châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh tham gia để có sự thúc đẩy toàn cầu về những vấn đề này.

Tuy nhiên, một nhận định ảm đạm đã được Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đưa ra. Ông nói rằng họ đang ngày càng khó tìm kiếm điểm chung.

"Đây là một hội nghị thượng đỉnh G7 khác, đây sẽ là một bài phép thử khó khăn về sự đoàn kết và thống nhất của thế giới tự do và các nhà lãnh đạo của nó", ông Tusk nói với các phóng viên trước thượng đỉnh Biarritz. "Đây có thể là phút cuối để khôi phục cộng đồng chính trị của chúng ta".

Một loạt các tranh chấp và vấn đề đang chờ đợi các nhà lãnh đạo G7, khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng tồi tệ, châu Âu tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Washington và Tehran, và sự lên án toàn cầu về những đám cháy đang diễn ra tại Amazon.

Ông Trump đã đưa hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái đến một kết thúc chóng vánh, bước ra khỏi cuộc họp ở Canada sớm và bác bỏ thông cáo cuối cùng. Vào thứ bảy, ông có vẻ lạc quan hơn.

"Cho đến nay, rất tốt", ông Trump nói trong một bữa ăn trưa với ông Macron ngày thứ 7.

d305f831abd74729a33e25d0b1a89a81_18

Ông Trump trong một bữa ăn trưa với ông Macron. Ảnh: Reuters.

Ông Macron cũng đã liệt kê các vấn đề chính sách đối ngoại mà hai bên sẽ giải quyết, bao gồm Libya, Syria và Triều Tiên, đồng thời bổ sung rằng họ có chung mục tiêu là ngăn Iran kiểm soát được vũ khí hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Anh ra mắt thế giới

Vài giờ trước khi rời Mỹ tham gia thượng đỉnh Biarritz, ông Trump đã phản ứng giận dữ với việc Trung Quốc áp thuế trả đũa đối với nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ. Hôm thứ 6, ông Trump thậm chí còn ra lệnh cho các công ty Mỹ xem xét cách đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc.

Về phía châu Âu, ông Tusk cũng cảnh báo rằng Liên minh châu Âu sẽ đáp trả tương xứng nếu Washington nhắm vào đòn thuế kỹ thuật số đối với họ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không nằm trong số các nhà lãnh đạo châu Á được mời đến Biarritz. Trung Quốc hôm thứ Bảy cho biết, họ phản đối mạnh mẽ quyết định của Washington về việc đánh thuế bổ sung đối với hàng hóa trị giá 550 tỷ USD của Trung Quốc và cảnh báo Hoa Kỳ rằng sẽ có nhiều hậu quả nếu Washington không chấm dứt hành động sai trái.

Thêm vào những diễn biến không thể đoán trước giữa các nhà lãnh đạo G7 là những thực tế mới mà Anh phải đối mặt với vấn đề Brexit: ảnh hưởng của Anh ở châu Âu đang suy giảm và sự phụ thuộc của họ ngày càng tăng vào Hoa Kỳ.

Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ muốn đạt được sự cân bằng giữa việc không xa lánh các đồng minh châu Âu, không gây khó chịu cho ông Trump và những gây nguy hiểm cho các mối quan hệ thương mại trong tương lai. Ông Johnson và ông Trump theo lịch trình có cuộc hội đàm song phương vào sáng Chủ nhật.

Mặc dù vậy, các nhà ngoại giao đã hạ thấp khả năng ông Trump và ông Johnson có thể cùng phản đối phần còn lại, khi Anh liên kết chặt chẽ về chính sách đối ngoại với châu Âu về các vấn đề như Iran, thương mại và biến đổi khí hậu.

Một đội ngoại giao cấp cao của G7 cho biết, sẽ không có định dạng G5 + 2.

Johnson, người đã tuyên bố đưa Anh ra khỏi EU vào ngày 31/10, nói trước thềm hội nghị thượng đỉnh này rằng Anh sẽ không từ bỏ trách nhiệm của mình trên trường quốc tế sau Brexit, cũng không từ bỏ niềm tin vào trật tự toàn cầu.

"Sóng gió về Amazon"

Những người biểu tình chống G7 đã tổ chức một cuộc tuần hành đầy màu sắc ở Hendaye – gần biên giới Pháp-Tây Ban Nha.

Đang đưa thêm nhiều tiền cho người giàu và không có gì cho người nghèo. Chúng tôi đang thấy rừng Amazon bị đốt cháy và Bắc Cực tan chảy", anh Alain Missana, một thợ điện cho hay.

Các nhà lãnh đạo EU vào thứ Sáu đã gây áp lực lên Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro về việc các đám cháy đang tàn phá nghiêm trọng trong rừng nhiệt đới Amazon.

Ông Macron cho biết Bolsonaro đã nói để giảm nhẹ những lo ngại về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản hồi tháng 6. Pháp cũng đe dọa sẽ phủ quyết hiệp ước thương mại giữa Liên minh châu Âu và khối Mercosur của các nước Nam Mỹ.

Một nguồn tin ngoại giao của Pháp cho biết các cố vấn cho các nhà lãnh đạo G7 đang nghiên cứu các sáng kiến cụ thể để ứng phó với các vụ hỏa hoạn.

"Chúng tôi bị rung chuyển bởi những đám cháy khủng khiếp ở Amazon. Chúng tôi sẽ thảo luận về cách cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ và đưa ra lời kêu gọi rằng mọi thứ phải được thực hiện để ngăn chặn khu rừng nhiệt đới này bị đốt cháy", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trước khi bay đến Biarritz.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ