• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tinh nhuệ NATO, Mỹ rầm rộ tới Baltic

Thế giới 26/10/2016 09:26

(Tổ Quốc) - Na Uy đã cho phép cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của mình lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.

Trong khi Na Uy chuẩn bị cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của mình lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, NATO cũng nhóm họp tại Brussels vào ngày 26/10 để thảo luận chi tiết về kế hoạch tăng sự hiện diện quân sự dọc theo sườn phía đông.

Các Bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ thảo luận các kế hoạch để triển khai lực lượng luân phiên tại Baltic và Ba Lan vào đầu năm tới như một phần của nỗ lực ngăn chặn sự tăng cường hiện diện của Nga.

Quân đội NATO tập trân Saber Strike 2016 tại Estonia. (Nguồn: Sputnik)

"Điều này là một động thái ngăn chặn đáng tin cậy", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ngày 25/10, theo Stars and Stripes. "Có nhiều bằng chứng vững chắc rằng NATO có thể và sẽ triển khai hàng ngàn lực lượng để hỗ trợ các đồng minh của chúng tôi."

Cũng theo Star and Stripes, Canada, Đức, Vương quốc Anh dự kiến sẽ đưa các tiểu đoàn tới Baltic, trong khi quân đội Mỹ sẽ tới Ba Lan. Các lực lượng này được cho là sẽ gửi một tín hiệu răn đe chống lại Nga – hiện đang có nhiều bất đồng với Mỹ và phương Tây từ năm 2014 tới nay.

Động thái trên cũng diễn ra trong khi Na Uy đã đồng ý cho phép 330 lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai tới căn cứ quân sự Vaernes, khoảng 600 dặm từ biên giới Na Uy-Nga.

"Hoa Kỳ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi và chúng tôi có một mối quan hệ song phương gần gũi và mong muốn phát triển. Việc bảo vệ Na Uy cùng với sự tăng cường liên minh là điều rất quan trọng đối với an ninh Na Uy. Các đồng minh của chúng tôi sẽ có được những kiến thức cần thiết để hoạt động ở Na Uy, cùng với các lực lượng của chính nước này", Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen cho biết trong một tuyên bố.

Động thái tăng cường quân sự này đã bị chỉ trích, đặc biệt khi nhiều người lưu ý rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ có thể gửi "tín hiệu tiêu cực về phía đông."

"Nguy cơ của chúng ta hiện nay là vùng phía Bắc có thể trở thành một khu vực đối đầu," chỉ huy về hưu Jacob Borresen nói với đài truyền hình Na Uy NRK.  "Những gì chính phủ đang làm bây giờ là đẩy trách nhiệm về an ninh của chúng ta cho Hải Quân Mỹ," lãnh đạo phe tự do Na Uy Trine Skei Grande cho biết thêm.

(Theo Sputnik)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ