• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trăn trở việc phát huy giá trị Nhà 67- nơi Bác Hồ gắn bó trước lúc đi xa

Văn hoá 01/07/2017 21:28

(Tổ Quốc) - H67, ngôi nhà gắn với những năm tháng cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần được bảo tồn, phát huy giá trị như thế nào, có đưa vào phục vụ đông đảo nhân dân tham quan… là vấn đề được đặt ra tại Tọa đàm 50 năm di tích Nhà 67 trong khu di tích Phủ Chủ tịch diễn ra ngày 30/6 tại Hà Nội. H67, ngôi nhà gắn với những năm tháng cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần được bảo tồn, phát huy giá trị như thế nào, có đưa vào phục vụ đông đảo nhân dân tham quan… là vấn đề được đặt ra tại Tọa đàm 50 năm di tích Nhà 67 trong khu di tích Phủ Chủ tịch diễn ra ngày 30/6 tại Hà Nội. H67, ngôi nhà gắn với những năm tháng cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần được bảo tồn, phát huy giá trị như thế nào, có đưa vào phục vụ đông đảo nhân dân tham quan… là vấn đề được đặt ra tại Tọa đàm 50 năm di tích Nhà 67 trong khu di tích Phủ Chủ tịch diễn ra ngày 30/6 tại Hà Nội.

H67 hay Nhà 67 là tên gọi ngôi nhà mái bằng phía sau Nhà sàn của Bác Hồ, tên gọi được đặt theo năm xây dựng (1967). Vào năm 1967, khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn cho Bác, Bộ Chính trị đã xây dựng ngôi nhà kiên cố bằng bê tông cốt thép với quy mô vừa phải, để Bác ở và làm việc, tên gọi ngôi nhà lấy theo năm xây dựng (Nhà 67).

Tọa đàm nhằm phát huy giá trị của di tích Nhà 67

 

Nhưng Bác đã dùng ngôi nhà này để họp Bộ Chính trị, làm việc với các đồng chí trong Trung ương, cán bộ phụ trách đầu ngành và tiếp một số đoàn khách trong nước và nước ngoài. Sau khi kiểm tra sức khoẻ tại căn phòng này vào sáng ngày 17/8/1969, các bác sĩ đề nghị Bác chuyển xuống ở và làm việc tại nhà 67 để điều trị bệnh. Vì tuổi cao, sức yếu và bệnh nặng Bác đã ra đi lúc 9giờ 47 phút ngày 2/9/1969. 

Với 97 tài liệu hiện vật đang được trưng bày, bảo quản gìn giữ, Nhà 67 cũng ghi nhận quá trình làm việc, cống hiến không mệt mỏi của Bác cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Tại đây, đã diễn ra 53 cuộc họp Bộ Chính trị và một số buổi Bác làm việc với cán bộ Trung ương, cán bộ phụ trách đầu ngành và tiếp một số đoàn khách. Tại đây, Bác đã viết nhiều bài báo trong đó có bài báo: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Bác viết ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài báo như một bản di chúc đối với cán bộ, đảng viên, chứa đựng những tâm huyết của Bác đối với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, đối với công tác xây dựng Đảng, xuất phát từ nhu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: “Gần 50 mươi năm qua, kể từ ngày Bác đi xa, tài liệu, hiện vật tại Di tích Nhà 67 trong Khu di tích Phủ Chủ tịch được bảo quản, gìn giữ chu đáo nguyên vẹn của một di sản văn hóa đặc biệt trong Khu di tích Phủ Chủ tịch với các chế độ bảo quản thông thường ngắn hạn, dài hạn. Kết hợp bảo quản thông thường với bảo quản khoa học và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong công tác bảo quản như lắp đặt các thiết bị nhiệt kế, máy hút ẩm, điều hòa, công nghệ khí khô và camera giám sát bảo vệ tài liệu hiện vật Di tích. Đặc biệt Di tích Nhà 67 ngoài việc bảo quản tài liệu hiện vật tại Di tích còn có giá trị về mặt tâm linh, nơi tiếp nối truyền thống "uống nước nhớ nguồn", nơi tưởng nhớ về những giây phút cuối đời của vị lãnh tụ kính yêu của dânh tộc. Chính vì vậy, công tác bảo quản Di tích này là hết sức lớn, hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có cách ứng xử đúng mực đối với di sản văn hóa đặc biệt có yếu tố tâm linh đặc biệt này”.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham quan Nhà 67 được đặt ra tại Tọa đàm

Cùng với việc bảo quản, giữ gìn là công tác phát huy giá trị di sản đặc biệt này. Đây cũng là vấn đề được đặt ra đối với trách nhiệm của Khu di tích trong quản lý, bảo quản và phát huy giá trị Di tích Nhà 67 trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

Trước năm 1990, di tích Nhà 67 chỉ mở phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và những đoàn khách đặc biệt và những đoàn khách của Đảng, Nhà nước. Từ sau năm 1990 đến năm 2005 thì đối tượng tham quan được nới rộng hơn gồm lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành, Tỉnh, Thành phố. Từ năm 2005 đến nay, tiếp tục mở rộng thêm những đoàn quan trọng của các cơ quan, đơn vị, các đảng bộ, Chi bộ, các tổ chức chính trị xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Công, việc mở cửa phát huy giá trị một di tích đã khó nhưng đối với Dích Nhà 67 lại càng khó, vì ngoài tài liệu hiện vật tại Di tích, Di tích này còn có giá trị về mặt tâm linh của một dân tộc, của một đất nước. Do đó, vấn đề đặt ra cho công tác phát huy giá trị Di tích là mở cửa phục vụ khách tham quan như thế nào? Mức độ ra sao? Đối tượng khách tham quan như thế nào? Cùng các hình thức tuyên truyền khác...

Theo bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, để trưng bày và phát huy tác dụng của Nhà 67, cần tính đến lựa chọn hiện vật đưa ra trưng bày. Trong đó, cần phải tính đến khi lựa chọn hiện vật và giải pháp trưng bày ở đây. Bà Liên cũng đề nghị cùng với những hiện vật đang trưng bày là các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của Bác thì nên đưa nhiều hiện vật về thời gian Bác điều trị, chữa bệnh tại Nhà 67.

Bên cạnh đó, bà Liên cũng đề xuất nên mở cửa tham quan Nhà 67 cho đông đảo nhân dân nhưng khai thác giống như Nhà sàn và Nhà 54 nghĩa là du khách sẽ không vào trong nhà mà đi xung quanh. “Làm sao để người xem cảm nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người bình thường như bao người khác, cao nhưng không xa, vĩ đại nhưng không lạ, sáng chói nhưng không gây choáng ngợp, gần gũi với mọi người như những gì người ta đã được nghe, được đọc về Bác”- bà Liên nhận định.

Sau Tọa đàm, những ý kiến đóng góp sẽ được Ban quản lý Khu di tích Phủ Chủ tịch tập hợp và xây dựng thành phương án bảo tồn, trưng bày, khai thác phát huy giá trị của Nhà 67. Hy vọng, cùng với những di vật của Bác còn lưu lại nơi đây, những câu chuyện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhân chứng lịch sử kể lại về Nhà 67, những giây phút cuối đời của Bác cho chúng ta cảm nhận sâu sắc những giá trị cao quý về phẩm chất một lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân./.

Bài, ảnh: Hoàng Nguyên

Hoàng Nguyên

NỔI BẬT TRANG CHỦ