• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trục xoay Đại Tây Dương: Dấu chân Mỹ tại châu Âu vẫn “vững chãi không tưởng" trong kế hoạch rút quân tại Đức

Thế giới 09/06/2020 14:19

(Tổ Quốc) - Giới quan sát cho rằng, dấu chân Mỹ tại châu Âu vẫn “vững chãi” bất chấp kế hoạch rút quân của Mỹ tại Đức.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo kế hoạch rút quân khỏi Đức. Đây được xem là động thái mới nhất khiến các đồng minh NATO ngạc nhiên.

Trục xoay Đại Tây Dương: Dấu chân Mỹ tại châu Âu vẫn “vững chãi không tưởng" trong kế hoạch rút quân tại Đức - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Wall Street Journal

Đề xuất cắt giảm số quân lính từ 34.500 xuống còn 25.000 là sự đảo ngược những lần mở rộng hiện diện quân sự gần đây của Mỹ tại châu Âu nhằm đối phó với các động thái của quân đội Nga ở sườn tây NATO.

Theo hãng Reuters, giới quan sát cho rằng, mặc dù quyết định rút quân được đưa ra nhưng dấu chân quân sự của Mỹ tại châu Âu vẫn đủ lớn để ngăn chặn bất kỳ thách thức nào từ Nga. Khoảng 50.000 quân lính Mỹ sẽ vẫn ở lại châu Âu với mức đầu tư lên tới hàng tỷ đôla Mỹ mặc dù việc cắt giảm quân số Mỹ đồn trú tại Đức sẽ giảm chi tiêu quân sự của Mỹ vào thời điểm này.

Trong khi quyết định của Mỹ đang gây nhiều tranh cãi ở Đức nói riêng và các thành viên khác của NATO nói chung thì động thái này cũng được xem là xoay trục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Các chuyên gia gợi ý rằng, Washington sẽ không làm chệch hướng NATO ra khỏi nhiệm vũ cốt lõi là bảo vệ liên minh trước các thách thức.

Các chuyên gia cho rằng việc rút quân số đồn trú của Mỹ ở Đức sẽ phải mất thêm thời gian, trong đó một số có thể chuyển đến Ba Lan tiếp xúc gần hơn với Nga và kế hoạch có thể cũng bị đảo ngược trong tháng 11 tới trong bối cảnh Mỹ tham gia bầu cử.

Theo chuyên gia quân sự từ Moscow Alexei Leonkov, căng thẳng giữa Mỹ và Đức liên quan tới lính Mỹ rút quân cũng như các yếu tố khác, đem tới thời cơ để Nga tăng cường lợi thế cân bằng của mình.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump hôm thứ Hai mặc dù người đứng đầu liên minh bác bỏ bình luận trực tiếp về việc thảo luận các thay đổi trong quân số Mỹ.

"Chúng tôi đã thảo luận về sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu. Sự có mặt của quân đội Mỹ ở châu Âu đã gia tăng trong năm ngoái và quân số Mỹ tính trong toàn NATO nhiều hơn so với ở Đức", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh đồng thời trích dẫn sự có mặt của quân số Mỹ ở Ba Lan, khu vực Baltics, Tây Ban Nha, Na Uy và Biển Đen.

Các đồng minh NATO hiện đã quen với các động thái không thể đoán trước được của Tổng thống Mỹ Donald Trump: "ông Trump thường đặt ra các câu hỏi về giá trị liên minh và nhắc đến việc chi tiêu quân sự không đồng đều trong liên minh. Điều này dường như rất khó khăn để đưa ra phỏng đoán vì mọi thứ đều thực hiện một cách vội vàng", ông Nick Witney – một nhà phân tích tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu bình luận về kế hoạch Mỹ rút quân khỏi Đức.

Châu Âu nên độc lập quân sự?

"Tôi cho rằng có lý do khác để giải thích phản ứng đầu tiên của châu Âu là hoàn toàn bình thường vì đó là Tổng thống Trump", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói đồng thời cũng nhắc đến cách xử lý của Mỹ đối với dịch bệnh hiện tại.

Giới quan sát cho biết, quyết định của Mỹ có lẽ đã gây ra cú sốc cho các nghị sĩ Đức.

"Chúng tôi chưa hề chia rẽ. Tuy nhiên, dường như quan hệ hợp tác đang đi xuống hơn so với trước đây. Điều này có chút buồn phiền bởi vì những gì xảy ra không hề nằm trong lợi ích của Đức, châu Âu hay Mỹ", hãng Reuters trích dẫn lời ông Peter Beyer – điều phối viên người Đức nói về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Theo hãng Reuters, các đồng minh NATO lo lắng rằng động thái của Tổng thống Trump đối với các đồng minh sẽ làm giảm đi sự ủng hộ của công chúng đối với liên minh vốn dĩ đã thành lập từ năm 1949 nhằm đối phó với các thách thức quân sự từ liên bang Xô Viết.

"Điều thực sự không thay đổi nhiều. Nhiều người có thể nhìn thấy điều này giống như đang tạo nên ra thách thức giữa liên minh với Nga. Tôi cho rằng khả năng Moscow sẽ tập trung vào điều này", ông Francois Heisbourg – chuyên gia đặc biệt tại Paris-based Fondation Pour la Recherche Strategique nói về kế hoạch của Tổng thống Trump.

Kể từ sau khi nhậm chức, ông Trump thường xuyên công kích các đồng minh châu Âu vì ngân sách quốc phòng không đáp ứng theo cam kết đề ra trong NATO.

Trong thời gian qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục thúc đẩy gia tăng chi phí quân sự Mỹ tại châu Âu lên 6.5 tỷ đôal trong năm tài chính 2019 từ mức chi khoảng 4.7 tỷ đôla vào năm 2018.

Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu đưa mức 5.9 tỷ đôla cho năm 2020.

Từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Washington đã liên tục gửi quân Mỹ đồn trú tại Baltics, Ba Lan và Biển Đen nhằm tích cực tham gia các cuộc diễn tập quân sự và hiện đại hóa lực lượng tác chiến đối phó với mọi thách thức của NATO.

Điều cốt lõi từ tương lai NATO là cam kết của Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Trump luôn chắc chắn. Đó không phải là cường điệu mà là biểu hiện có sự răn đe", cựu quan chức NATO cấp cao trong nhóm nghiên cứu Friends of Europe cho biết.

Nhà ngoại giao châu Âu cấp cao cho biết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các thành viên NATO gồm 27 nước nên phát triển khả năng quân sự độc lập hơn với Mỹ.

"Châu Âu đang phát triển quốc phòng nhưng vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ quân sự Mỹ. Điều này được xem là miễn cưỡng nếu triển khai một mình", nhà ngoại giao châu Âu cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ