• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Thế giới 20/11/2020 20:56

(Tổ Quốc) - Nhiếp ảnh gia Amit Pasricha quyết tâm lưu lại càng nhiều càng tốt những gì được gọi là ký ức bị lãng quên trong những bức ảnh di sản để lại.

Niềm đam mê với những khung hình về kiến trúc di sản với các lâu đài bị lãng quên đã truyền cảm hứng cho ông trong một dự án mang tên "India Lost & Found (ILF)" (Ấn Độ - Những điều đã mất và tìm thấy).

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - Ảnh 1.

Một nhiếp ảnh gia Ấn Độ đang ghi lại các di tích bị lãng quên của Ấn Độ. Ảnh: Amit Pasricha/ILF

Dự án Khảo sát khảo cổ học Ấn Độ (ASI) có khoảng 3.650 di tích văn hóa, trong đó có nhiều di sản bị mục nát và bị tàn phá.

Theo SCMP, riêng thủ đô của Ấn Độ - Delhi được cho là có hơn 1000 di tích không được bảo vệ. Hầu hết du khách nước ngoài đến Ấn Độ đều thích ở lại những nơi như Delhi và Jaipur ở Rajasthan - các di tích lịch sử ở các thị trấn và thành phố đang trở nên mai một theo thời gian.

"Ấn Độ liên tục nỗ lực bảo vệ vài trăm tượng đài anh hùng nhưng các phần còn lại đã bị lãng quên", ông Pasricha cho biết.

Ông hi vọng việc lưu lại các bức ảnh về tòa nhà và di tích của đất nước sẽ giúp người dân Ấn Độ ghi nhớ về lịch sử cũng như nâng cao ý thức bảo vệ các di tích này.

Cho đến nay, nhiếp ảnh gia Pasricha đã sở hữu rất nhiều các khung hình kiến trúc di sản Ấn Độ bao gồm Raj Bhavan ở Nainital Uttarakhand được xây dựng theo phong cách lâu đài Scotland có các cầu thang bằng gỗ và những tấm gỗ sồi sẫm màu từ năm 1899; pháo đài Patiala ở Punjab có đèn chùm pha lê và Jahaz Mahal ở Mandu, Madhya Pradesh – một tổ hợp kiến trúc hoàng gia cổ đại.

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - Ảnh 2.

Sứ mệnh của Pasricha trong các khung hình mô phỏng cốt truyện trong từng cấu trúc kiến trúc.

"Lịch sử ghi lại các sự kiện xác thực, vì vậy sẽ có nhiều điều quan trọng như văn hóa dân gian, giá trị truyền thống và các khía cạnh xã hội học khác", ông nói.

Ông Pasricha sinh ra trong một gia đình nhiếp ảnh gia và có nhiều những bức ảnh về Ấn Độ. Ông đã kêu gọi một đội gồm hơn 600 tình nguyện viên tham gia chụp ảnh tại các di sản không được biết đến nhiều ở khắp đất nước. Nỗ lực này được tập hợp trong danh sách của ASI.

Khi một cấu trúc được xác định, các nhà nghiên cứu sẽ tham gia đánh giá đặc điểm văn hóa trên trang web và người kể chuyện thêm thông tin vào các khung hình. Để đạt được mục tiêu này, kiến trúc sư Pasricha đã phải thiết lập nhóm hỗ trợ gồm khoảng 300 chuyên gia, bao gồm nhà thiết Laila Tyabji và nhà lịch sử William Dalrymple.

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - Ảnh 3.

Thủ công mỹ nghệ, văn hóa dân gian, thần thoại, ẩm thực, thời trang và dệt may được khám phá trong quá trình nghiên cứu. Đặc điểm văn hóa thông qua ăn gì, mặc gì và những câu chuyện thú vị trong thời đại cổ xưa liên quan đến bức ảnh ghi lại.

"Công trình kiến trúc di sản không phải là gạch và vữa. Chúng biểu thị những hi vọng và khát vọng của con người; cuộc sống, thức ăn và truyền thống của họ", ông Pasricha nhấn mạnh.

Nhà thờ Hồi giáo Kamani ở Champaner, Gujurat.(trái) và các ngôi đền Sahasra Bahu tại Nagda, Rajasthan

ILF cũng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội thông qua các tài khoản Facebook, Istagram và Twitter nhưng ông Pasricha cho biết sẽ tìm cách lan tỏa nhiều hơn nữa.

"Toàn bộ bản đồ di sản sẽ trở nên sống động vào năm tới và khắc họa trong một ứng dụng điện thoại về các kiến trúc di sản, có các câu chuyện và thuyết minh sống động. Chúng tôi có kế hoạch tạo thêm chuỗi âm thanh về các hình ảnh di sản", ông nói.

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - Ảnh 5.

Công viên Janak Ganj Chhatri, Gwalio

Maryam Shaikh – một trợ lý giáo sư tiếng Anh tại thành phố Pune giám sát việc lập biểu đồ và chỉnh sửa cho ILF.

"Tôi thích tham gia vào dự án này vì các di sản này đều chưa từng được biết đến cũng như chưa từng được khám phá. Tìm và nghe các câu chuyện từ các thời đại khác nhau, xác định mối liên hệ chưa từng biết đến là một cuộc phiêu lưu lịch sử đặc biệt", bà nói.

Ý tưởng mới bảo tồn di sản bị lãng quên ở Ấn Độ truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ - Ảnh 6.

Amit Pasricha (trái) đã xuất bản một số cuốn sách "India at home".

"Mục tiêu của dự án là lập bản đồ di sản đã xây dựng và sử dụng nó để tương tác với mọi người, tạo ra nhận thức và sự quan tâm đến di sản của chúng ta cũng như nhu cầu bảo tồn nó. Các tình nguyện viên của chúng tôi đến từ các hoàn cảnh và địa điểm khác nhau, có thể là sinh viên đang học đại học đến sinh viên tốt nghiệp Havard; những nhà nghiên cứu khắp thế giới. Mọi người ở khắp thế giới tham gia chụp các bức ảnh về kiến trúc di sản đang xuống cấp, thu thập các câu chuyện từ người dân địa phương để tổng hợp lại các câu chuyện phong phú hơn", bà Maryam Shaikh nói.

Tiến sĩ Giles Tillotson là một nhà văn chuyên viết về nghệ thuật, kiến trúc và lịch sử văn hóa Ấn Độ, từng sống ở Ấn Độ từ năm 2004 cũng tham gia dự án này. Ông cho biết ILF là một sáng kiến tuyệt vời vì di sản là thứ mà mọi người dân Ấn Độ có thể quên lãng, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực giáo dục cũng ít được quan tâm. Di sản kiến trúc là một nguồn lịch sử phong phú cần được bảo tồn cho hậu thế".

Tiến sĩ Giles Tillotson khẳng định ILF là một hành trình lâu dài và tiếp tục nỗ lực xây dựng "những chiến binh di sản cho tương lai". Những người ý thức được sự giàu có của di sản kiến trúc đất nước đều hi vọng có thể bảo tồn nó.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ