• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

100 ngày cầm quyền của Kim Yong-ul

Thế giới 03/04/2012 23:09

(Toquoc)-100 ngày cầm quyền của Kim Jong-ul xét về tổng thể khá bình ổn và ông về cơ bản đã khống chế được tình hình. Khoảng thời gian cầm quyền chưa phải là dài này cũng đã cho thấy những ưu tiên của chính quyền mới và bộc lộ bản chất vẫn luôn hay thay đổi thậm chí “thích gây sốc” của Bình Nhưỡng.

(Toquoc)-100 ngày cầm quyền của Kim Jong-ul xét về tổng thể khá bình ổn và ông về cơ bản đã khống chế được tình hình. Khoảng thời gian cầm quyền chưa phải là dài này cũng đã cho thấy những ưu tiên của chính quyền mới và bộc lộ bản chất vẫn luôn hay thay đổi thậm chí “thích gây sốc” của Bình Nhưỡng.

Ngay sau cái chết đột ngột của nhà lãnh đạo Kim Jong-il ngày 17/12/2011, con trai út, đạt tướng Kim Jong-ul đã lập tức được khẳng định là “lãnh tụ tối cao” của CHDCND Triều Tiên. Khác với cha mình phải mất 3 năm mới nắm hết các chức vụ then chốt, Kim Jong-ul đã gần như thực tế nắm được quyền lực và đang dần thu phục được sự phục tùng của toàn dân bằng các chuyến thăm các đơn vị quân đội chủ lực và các chính sách quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.



Đại tướng Kim Yong-ul trong một lần thị sát một đơn vị quân đội

Mỹ là đối thủ duy nhất, đóng cửa quan hệ với Hàn Quốc

Theo báo Thái Dương (Hồng Kông), ngày 2/4, trong con mắt của Kim Yong-ul, Mỹ là đối thủ duy nhất. Khi còn sống, cha ông là là Kim Jong-il chưa bao giờ cự tuyệt hoàn toàn quan hệ với Hàn Quốc. Nhưng khác với cha mình, vừa mới lên cầm quyền, Kim Yong-ul đã lập tức đóng hoàn toàn cánh cửa đối thoại với Hàn Quốc, gọi chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak là phản nghịch, đồng thời chỉ coi Mỹ là đối thủ duy nhất, tập trung tinh lực vào cuộc chơi với Mỹ.

Hai ngày sau khi nhà lãnh đạo Kim Yong-il tạ thế, Bình Nhưỡng đã có cuộc mật đàm với phía Mỹ, sau đó tiếp tục có nhiều cuộc đối thoại khác. Xét từ điểm này có thể thấy Kim Yong-ul đã nhận thức rõ rằng cho dù Hàn Quốc hay Nhật Bản, tất cả đều không đáng ngại, đối thủ cần thận trọng nhất là Mỹ, chỉ cần xử lý tốt Mỹ thì Nhật Bản và Hàn Quốc không còn là vấn đề. Có thể dự đoán từ nay về sau, Kim Yong-ul vẫn sẽ tập trung tinh lực để đối phó với Mỹ.

Ở khía cạnh khác, dư luận dấy lên việc Triều Tiên phát triển máy bay tấn công không người lái (UAV) dựa trên mẫu của Mỹ, mua từ Trung Đông, loại MQN – 107D dựa trên mẫu của Mỹ, mua từ Trung Đông, loại MQM – 107 Streaker có khả năng tác chiến ở các đảo tiền tiêu của Hàn Quốc.

Người ta cũng nhờ rằng, chương trình làm giàu uranium của Triều Tiên được biết từ năm 1998 đã mua được máy ly tâm, nhiều thiết bị cần thiết từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.

Ngày 23 và 24/2/2012, cuộc gặp gỡ song phương Triều Tiên – Mỹ diễn ra ở Bắc Kinh, đây là cuộc thảo luận trực tiếp thứ 3 giữa hai nước kể từ tháng 7/2011 để bàn việc nối lại vòng đàm phán 6 bên về giải trừ chương trình hạt nhân của Triều Tiên vốn bị gián đoạn từ ba năm qua (do tháng 4/2009 Bình Nhưỡng rút khỏi vòng đàm phán mở từ năm 2003, đồng thời nổ vụ thử hạt nhân lần thứ 2 sau đó một tháng).

Đại diện phía Mỹ là Glyn Davies, phía Triều Tiên là thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Kim Kye Gwan. Ngày 29/2, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên nói Triều Tiên tạm dừng nghiên cứu hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa, làm giàu uranium, cho phép Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vào giám sát. Phía Mỹ viện trợ Triều Tiên 240.000 tấn gạo, không coi Triều Tiên là nước thù địch.

Bắc Kinh vẫn là đồng minh đáng tin cậy nhất

Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là đồng minh mà CHDCND Triều Tiên có thể dựa vào nhiều nhất. Sau khi ông Kim Yong-il chết, trong điện cảm ơn mà Bình Nhưỡng phát đi không hề nhắc tới Trung Quốc, điều này khiến rất nhiều người cho rằng có thể thế hệ lãnh đạo thứ ba nhà họ Kim sẽ từ bỏ Trung Quốc, cộng thêm sự ly gián của Mỹ, quan hệ Trung-Triều trong một thời gian đã trở thành chủ đề suy đoán sôi nổi của dư luận. Tuy nhiên, thực tế sau đó đã chứng minh rằng Kim Yong-ul không hề từ bỏ Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn là đồng minh đáng tin nhất của Bình Nhưỡng.

Xét tình hình hiện nay có thể thấy tuy Kim Yong-ul về cơ bản đã khống chế được tình hình, song vẫn phải đối mặt với những nguy cơ cực lớn, đặc biệt là từ phía Mỹ. Mỹ bề ngoài tỏ ra muốn lôi kéo Kim Yong-ul, song thực tế đằng sau lại nóng lòng loại bỏ gia tộc họ Kim. Nếu muốn tiếp tục nắm quyền, Kim Yong-ul không thể tách rời sự ủng hộ và chi viện của Bắc Kinh cả về kinh tế lẫn quân sự.

Trong một khoảng thời gian tương đối dài sau này, tình trạng đó cơ bản sẽ không có sự thay đổi. Kim Yong-ul trong lòng có thể không thích Trung Quốc, song không thể không chấp nhận Trung Quốc. Ngược lại, điều Trung Quốc mong muốn là khiến Kim Yong-ul thực lòng chấp nhận Trung Quốc, để cho quan hệ đồng minh giữa hai bên bình thường hóa.

Ổn định là vấn đề nội chính được Kim Yong-ul coi trọng nhất. Sau khi Kim Yong-ul lên nắm quyền, rất nhiều người cho rằng ông ta có thể tiến hành chính sách cải cách mở cửa kiểu như của Trung Quốc, song nay nhìn lại, trước sức ép từ khó khăn kinh tế, Kim Yong-ul có thể sẽ áp dụng chính sách linh hoạt trong các vấn đề nội chính, song các bước đi tuyệt đối sẽ không quá lớn, nếu có tiến hành cải cách thì vẫn phải coi ổn định là ưu tiên hàng đầu, không thể thực hiện sự thay đổi lớn trong một đêm.

Chính sách gây “sốc” để giữ quyền lực

“Xuất chiêu” không theo quy luật sẽ trở thành nét đặc sắc trong chính ngoại giao của Kim Yong-ul. Trong 100 ngày qua, ngoại giao Bắc Triều Tiên biến đổi khôn lường, đầu tiên là tiến hành hội đàm và đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên để đổi lấy viện trợ lương thực, một động thái được dư luận thế giới đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Bình Nhưỡng quay ngoắt thái độ và tuyên bố phóng vệ tinh, một hành động bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, Mỹ cũng tuyên bố tạm đình chỉ viện trợ lương thực. Bất chấp, Kim Yong-ul kiên quyết không nhượng bộ, những quyết định của Kim Yong-ul khiến dư luận không thể biết được bước đi tiếp theo của ông ta là gì.

Trên thực tế, những biến hóa khôn lường của Kim Yong-ul có liên quan đến vị thế của ông ta. Kim Yong-ul hiện vẫn chưa có khả năng khống chế tuyệt đối giống như cha mình, cần phải cân bằng lợi ích các bên, điều này được thể hiện ở sự thay đổi khôn lường trong ngoại giao, "xuất chiêu" không theo quy luật. Trong thời gian tương đối dài tới đây, tình trạng này sẽ không có gì thay đổi.

Ngoài kế hoạch phóng vệ tinh, báo Hàn Quốc thậm chí còn dẫn nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng đang triển khai một loại tên lửa còn lớn hơn tên lửa tầm xa mà họ chuẩn bị phóng trong tháng này.

Theo nguồn tin trên, các vệ tinh do thám của Mỹ gần đây đã phát hiện một tên lửa dài 40m tại một cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Pyongyang. Tên lửa này lớn hơn tên lửa Taepodong-2 hiện nay. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ giới thiệu tên lửa này trong buổi diễu binh vào ngày 15/4 nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội của Bắc Triều Tiên.

Tên lửa Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng vào trung tuần tháng Tư dài 32m, tương đương với tên lửa Taepodong-2 có tầm bay tối đa 6.700 km được phóng hồi tháng 4/2009. Tên lửa mới này được cho là lớn hơn và có tầm bắn tối đa hơn 10.000 km, đủ khả năng vươn tới đất Mỹ./.

Võ Vân (Tổng hợp)

 

 





NỔI BẬT TRANG CHỦ