(Tổ Quốc) - Từ vụ việc chỉnh sửa gen em bé đến vụ bắt giám đốc tài chính Huawei ở Canada liên tục là các thông tin nóng với nhiều tình tiết bất ngờ tại Trung Quốc trong năm 2018.
Tờ scmp liệt kê ra 5 sự kiện được xem là chấn động Trung Quốc trong năm 2018 như sau:
Phạm Băng Băng
Sau vụ biến mất trong 3 tháng, nữ diễn viên Phạm Băng Băng – một trong những nghệ sĩ giải trí có thu nhập cao nhất tại Trung Quốc bất ngờ xuất hiện trở lại vào tháng 10 với tuyên bố gây bất ngờ trên trang mạng xã hội Weibo.
Phạm Băng Băng. Ảnh: scmp
Trong phần cập nhật trạng thái, nữ diễn viên Phạm Băng Băng gửi lời xin lỗi tới các fan về việc vi phạm hợp đồng và trốn thuế. Nữ diễn viên cũng cho biết, cô hoàn toàn chấp nhận các hình phạt tuân theo quy tắc và trật tự, trở lại đầy trách nhiệm hơn. Nữ diễn viên cũng cho biết sẽ thực thi hình phạt đến cùng quyết định này của cơ quan thuế, cật lực khắc phục khó khăn, gây quỹ, đóng bổ sung tiền thuế và đóng phạt.
Vụ việc xảy ra từ tháng Năm trong chương trình truyền hình công khai các hình ảnh về hai hợp đồng của một bộ phim chuẩn bị ra mắt của Phạm Băng Băng vào thời điểm này.
Vụ chỉnh sửa gen em bé ở Trung Quốc
Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khôi (He Jiankui) đã gây choáng váng với thế giới vào tháng 11 khi ông tuyên bố có thể chỉnh sửa gen em bé ở Trung Quốc. Ông Hạ là một giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ phương Nam ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khôi. Ảnh:scmp
Ông Hạ nói rằng hai bé gái sinh đôi đã được sinh ra với các ADN được chỉnh sửa để giúp các bé có khả năng kháng virus HIV. Đây được xem là một bước tiến có thể làm dấy lên nhiều câu hỏi lớn về đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gen và điều mà người ta gọi là những đứa trẻ tạo ra theo thiết kế.
Làn sóng chỉ trích liên tục xuất hiện trên mạng xã hội về những gì liên quan đến phát triển y khoa cũng như yếu tố đạo đức.
Những ngày sau đó, nhà khoa học này đã phải đối mặt các đồng nghiệp và công chúng tại hội nghị gen quốc tế tại Hong Kong và xin lỗi về tuyên bố của mình đã gây tranh cãi đồng thời nói rằng, các cặp vợ chồng tham gia thí nghiệm đều tự nguyện và ông vẫn tự hào về thành tựu của mình.
Ông Hạ đã bị chỉ trích từ cộng đồng khoa học và các quan chức y tế Trung Quốc. Họ cũng cho rằng không biết gì về thí nghiệm này cũng như tại trường đại học. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã phát động một cuộc điều tra trong trường hợp này và yêu cầu ông Hạ không được thực hiện thêm bất kỳ nghiên cứu nào nữa.
Dolce & Gabbana
Trong khi Mỹ đang chuẩn bị tổ chức Lễ Tạ ơn vào tháng 11 thì Trung Quốc đã đăng tải trên mạng xã hội về thông tin phân biệt chủng tộc của một trong số những người sáng lập Dolce & Gabbana và một chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi.
Dolce & Gabbana. Ảnh:scmp
Cụ thể, mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một người phụ nữ châu Á đang cố gắng ăn các món đồ Âu như pizza, bánh cannoli, mì spaghetti bằng đũa kèm theo nhiều lời chỉ trích nặng nề. Đây là một phần trong chiến dịch quảng cáo lớn nhất năm của thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana (DG) mang tên "DG yêu Trung Quốc". Tuy nhiên đoạn clip này đã nhanh chóng bị cư dân mạng lên án do mang hàm ý phân biệt chủng tộc, khiến kế hoạch bán hàng cuối năm của D&G có nguy cơ phá sản "toàn tập".
Gabbana cho biết, tài khoản Instagram đã bị hack và lấy làm tiếc vì những gì xảy ra. D&G đã gửi lời xin lỗi đến Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó không đủ sức để cứu vãn, hãng loạt các sự kiện của DG buộc phải báo hủy, thậm chí là sự kiến lớn nhất năm mà DG tổ chức tại Trung Quốc
Nhanh chóng sau đó, hàng loạt nền tảng bán hàng online lớn tại Trung Quốc như TMall, JD.com hay Suning,... đều đã gỡ bỏ sản phẩm của hãng khỏi website.
Giám đốc tài chính Huawei bị bắt
Giám đốc tài chính Huawei – bà Mạnh Vãn Châu đã bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12 theo yêu cầu của cơ quan chức năng Mỹ vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Washington vào Iran.
Giám đốc tài chính Huawei – bà Mạnh Vãn Châu. Ảnh:scmp
Bắc Kinh ngay lập tức đưa ra cuộc biểu tình ngoại giao và yêu cầu Mỹ cũng như Canada làm rõ lý do tại sao bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ.
Bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã được tại ngoại sau đó với số tiền bảo lãnh là 7.5 triệu đôla và phải đối mặt với việc dẫn độ về Mỹ.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng chiến tranh thương mại và Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn tuyên bố có thể can thiệp trường hợp này nếu nó giúp đảm bảo một thỏa thuận rộng rãi với Bắc Kinh.
Sau khi được tại ngoại, bà Mạnh đã viết trên mạng xã hội WeChat: "Tôi tự hào về Huawei, tôi tự hào về đất nước mình. Cảm ơn mọi người đã lo lắng cho tôi".
Phong trào #MeToo
Phong trào Mee Too tiếp tục tạo nên làn sóng mạnh mẽ tại Trung Quốc vào năm 2018, đặc biệt tại các trường đại học Trung Quốc.
Phong trào Mee Too. Ảnh:scmp
Vào tháng 11, Richard Liu - Giám đốc điều hành của một trong những trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc JD.com đã bị bắt tại Mỹ do bê bối tình dục. Ông Richard Liu bác bỏ cáo buộc này.
Mặc dù phong trào nở rộ tại Trung Quốc, tuy nhiên, phụ nữ Trung Quốc vẫn phải đối mặt với các rào cản như cảnh sát không hành động, một hệ thống pháp lý không được trang bị đầy đủ để giải quyết các yêu sách của họ.
Một khảo sát nhỏ do nữ nhà báo từng là nạn nhân quấy rối tình dục ở Trung Quốc cho thấy 80% nữ nhà báo ở nước này đã bị dụ dỗ, thậm chí suýt bị cấp trên cưỡng hiếp.