(Tổ Quốc) - Trước thềm chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe hứa hẹn quan hệ Mỹ-Nhật sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
- 04.02.2017 Xoá tan lo ngại, Nhật - Mỹ song hành tinh tế
Tìm hướng mới trong ngoại giao sân golf
Theo tờ Reuters (Anh) , Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ chơi một trận golf với Thủ tướng Abe tại biệt thự riêng ở Florida trong thời gian diễn ra cuộc hội đàm song phương vào cuối tuần này giữa hai nhà lãnh đạo. Đài Westwood One Sports Radio, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, ông sẽ đảm bảo để Thủ tướng Nhật trở thành "đối tác chứ không phải đối thủ cạnh tranh trong cuộc chơi này".
Ngoại giao sân golf có thể là phương pháp tạm thời mà Nhật Bản muốn làm cùng Washington. Năm 1957, ông của Thủ tướng Abe Nobusuke Kishi và Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã từng có những cuộc ngoại giao sân golf và mang lại hiệu quả trong quan hệ hai nước.
Báo chí Mỹ đã từng tán dương về sự thành công trong hình thức ngoại giao này của hai nước vốn đã từng là cựu thù trong Chiến tranh thế giới. Ba năm sau đó, ông Kishi đã phải từ chức bởi sức ép dư luận khi thông qua biên bản hợp tác an ninh Nhật-Mỹ trong năm 1960.
Các quan chức Nhật Bản mong muốn sẽ có cam kết an ninh từ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis trong chuyến thăm này. Tuy nhiên, họ cũng tỏ ra lo lắng rằng, ông Trump cũng có thể bộc lộ nhiều hoài nghi đối với Nhật Bản.
“Những gì chúng tôi muốn biết là suy nghĩ của ông Trump với Trung Quốc hiện tại ra sao? Nếu điều này chỉ vì vấn đề kinh tế thì mối quan hệ có thể đi tới đâu”, cựu ngoại giao Nhật Yukio Okamoto đặt ra nghi vấn.
Các nhà chính trị Nhật lo lắng rằng, ông Abe có thể khó đi tới các hứa hẹn tích cực khi hai bên đang còn rất nhiều mơ hồ. Trong khi đó, một vài nhà phân tích Tokyo đang cho rằng ông Trump có thể sẽ đưa ra các hợp tác với Trung Quốc và bỏ rơi Nhật Bản.
Theo Dennis Wilder, cựu Ủy ban an ninh quốc gia, ngoại giao sân golf có thể là một cách thức đối ngoại hợp lý giữa Nhật Bản và Mỹ nhằm mang lại hiệu quả hợp tác tốt nhất của hai bên.
Thương mại sẽ đi về đâu?
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cho rằng Nhật và Hàn Quốc không đủ sức hợp tác với an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Abe tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ khích lệ Tổng thống Donald Trump giảm sức ép về thương mại và tiền tệ.
Ông Trump nhấn mạnh rằng, Nhật Bản-Trung Quốc và Mexico sẽ là nhà phân phối lớn cho Mỹ về thương mai. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề nhà máy Tokyo tại Mexico lại khiến Nhật có nhiều lo ngại.
Trong chuyến thăm Mỹ lần này, ông Abe sẽ cùng Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Bộ trưởng ngoại giao Fumio Kishida sẽ đề xuất một kế hoạch hợp tác với chính quyền Trump, tạo ra 700.000 việc làm tại Mỹ, Ông Abe cũng sẽ cam kết kinh doanh thu lợi nhuận cao nhằm cải thiện mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ.
Các dự án do Tokyo cung cấp đã đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng cấp thiết với Washington bao gồm đường sắt, cầu vượt và đường cao tốc. Và điều này sẽ giúp Nhà Trắng có cái nhìn linh hoạt hơn với Tokyo.
Theo nguồn tin, tập đoàn Sharp Corp của Nhật Bản cũng có thể sẽ tiến hành xây dựng một nhà máy 7 tỷ đôla tại Mỹ năm nay
Các nhà phân tích Nhật tin tưởng rằng, hình ảnh của Trump về Nhật Bản sẽ thay đổi thông qua chuyến thăm này của ông Abe tại Nhật.
Ông Trump đã rút khỏi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương(TPP) và mở cuộc đàm phán thương mại tự do song phương với Nhật Bản. Rõ ràng, ông Trump mong muốn có đàm phán lại trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) có Mexio, Mỹ và Canada là các quốc gia mà các công ty Nhật luôn mong muốn có nhiều sự đầu tư.
Các nhà phân tích lại cho rằng, ông Abe vẫn đặt nhiều hi vọng sẽ có nhiều hợp tác thương mại đa phương.
“Tôi nghĩ rằng, ông Abe sẽ không khước từ hoàn toàn quan điểm song phương mà ông Trump đưa ra nhưng cũng không tán dương ý tưởng này”, một quan chức Nhật Bản nói.
Vấn đề Biển Đông
Ông Abe tỏ ra lạc quan đối với các hứa hẹn rằng, chính quyền Trump sẽ có tham gia vào các vấn đề Biển Đông nhằm giải quyết các mâu thuẫn về Biển Đông gần đây, trong đó có mâu thuẫn vẫn tồn tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo Jun Okumura, cựu đám phán thương mại, một học giả tại Viện nghiên cứu các vấn đề toàn cầu Meiji, sẽ rất khó khăn để làm cho ông Trump hiểu được các vấn đề mạch lạc tại thời điểm này. Do đó, cần phải có sự sáng suốt trong ngoại giao.
Các ý kiến khác lại cho rằng, Nhật Bản sẽ có ít sự lựa chọn.
Phản ứng trước điều này, các quan chức Nhật Bản khẳng định: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Cho dù ai là Tổng thống thì Nhật Bản vẫn luôn mong muốn song hành cùng nước Mỹ”.
(Theo reuters)