Cuộc chiến thương mại toàn cầu
Thế giới dường như đang tiến gần đến cuộc chiến thương mại.
Dù Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại quan trọng nhưng hai nước này có cách nhìn khác nhau về triển vọng phát triển thương mại toàn cầu.
Thâm hụt thương mại Mỹ tăng mạnh bởi những lý do không hề liên quan đến tiêu dùng nội địa, chính sách hay điều gì đó đang diễn ra bên ngoài.
Trong những tháng tới, nước Mỹ buộc phải lựa chọn giữa bảo hộ hay thâm hụt thương mại tăng cao với tỷ lệ thất nghiệp cao. Chắc chắn nước Mỹ sẽ chọn biện pháp bảo hộ nhưng nếu phản ứng quá mạnh mẽ (điều này dễ xảy ra), làn sóng bảo hộ toàn cầu sẽ dâng cao và nước đang có thặng dư thương mại lớn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Sau chiến thắng của ông Donald Trump đang tạo nên “cơn sốt” cuộc chiến thương mại toàn cầu với Trung Quốc.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, quan hệ kinh tế Mỹ Trung thời Trump còn bị một tác động khác nữa : đầu tư Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị hạn chế hơn. Chế độ bảo hộ mậu dịch có thể mở rộng qua lãnh vực đầu tư, giới hạn việc Trung Quốc mua công nghệ và các công ty Mỹ để khỏi tác hại đến công việc làm của người Mỹ.
Tờ Global Times đã tuyên bố rằng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ là một kẻ "ngây thơ" hoặc ngu ngốc mới khởi động một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc và rằng quyết định trừng phạt Bắc Kinh của Washington sẽ là "sai lầm nghiêm trọng".
"Nếu Trump phá hoại thương mại Trung-Mỹ, một số ngành công nghiệp của Mỹ sẽ bị suy giảm. Cuối cùng tân tổng thống sẽ bị lên án vì sự liều lĩnh, thiếu hiểu biết và thiếu năng lực của ông ta", tờ Global Times viết trong bài xã luận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng nói với các phóng viên hồi tuần trước: "Tôi tin rằng bất kỳ chính trị gia nào của Mỹ muốn đặt quyền lợi của người dân nước mình lên trên hết thì sẽ áp dụng chính sách có lợi cho sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ".
Ông Heanle cảnh báo rằng một chính sách bảo hộ kinh tế chống Trung Quốc, ngay lập tức sẽ làm "gia tăng căng thẳng" giữa hai nước và ảnh hưởng tiêu cực đến "sức khỏe của nền kinh tế Mỹ".
Ông chủ Alibaba Jack Ma đặt kỳ vọng: "Chúng ta nên tiếp tục con đường toàn cầu hóa. Đây là điều tốt. Vì nếu nó ngừng lại, chiến tranh sẽ xảy ra".
Ai hời – ai lỗ ?
Luôn xoay chuyển và vận động trong một mô hình cạnh tranh khốc liệt để giành phần thắng, các nước trên thế giới dường như luôn cố gắng thể hiện tốt nhất về mọi khía cạnh trong đó có cả kinh tế.
Nghiên cứu gần đây liên tục tập trung vào các hệ lụy kinh tế sau Brexit và sau chiến thắng của ông Trump. Các dấu hiệu cho thấy mọi người không mấy thiện cảm với xu hướng toàn cầu hóa đồng loạt.
Như nhà kinh tế học người Úc Steve Keen từng nói rằng: “Bạn không thể thành công mà không tập trung vào chi phí sản xuất và lao động. Vì thế, điều cần thiết là phải tạo nên sự chuyên môn hóa ở bất kỳ hình thức nào để bắt kịp với xu thế.”
Nói đến chuyên môn hóa lao động là việc làm tốt và toàn cầu hóa cũng có thể là một món lời kinh tế cho các quốc gia biết chớp thời cơ.
Điều quan trọng là cần phải chắc chắn ở một giai đoạn nhất định trước khi có sự chuyển giao sang chu kỳ mới. Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế cần cải thiện để nhiều người được hưởng lợi hơn. Đó là cần thiết để nhìn lại và gắn kết nhằm hướng tới lợi ích cao nhất.
Đây là bản chất của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa luôn vươn tới đỉnh chóp thuận theo xu hướng thời đại nhưng vẫn có những mâu thuẫn dừng lại và lại tiếp tục.Toàn cầu hóa sẽ luôn tồn tại và tiếp tục trong một quá trình dài trong tương lai.
Năm 1912 là năm đầu tiên thực hiện toàn cầu hóa trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng việc gia tăng toàn cầu hóa chỉ thực sự bắt đầu sau khi kết thúc Thế chiến thứ II. Điều này có nghĩa là trong 33 năm, toàn cầu hóa bị “chìm” trước khi “nổi”.
Như vậy có thể hiểu sẽ không liên quan đến Brexit hay Trump, toàn cầu hóa cũng có thể ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác.
Câu hỏi đặt ra là nước nào “lỗ” nhất trong cuộc đua toàn cầu hóa? Điều này có phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu hay sự chuyên môn hóa lao động không?
Đây là nhóm các nước được xem là thất bại trong cuộc đua thương mại toàn cầu:
- Hồng Kông
- Singapore
- Việt Nam
- Bỉ
- Hà Lan
- Malayxia
- Thụy Sỹ
Các nước còn lại của châu Âu, Đông Âu và Trung Đông đã vươn lên và vượt qua được nhiều khó khăn trong toàn cầu hóa.
Hoa Kỳ là đất nước đã vượt qua tốt nhất, trong khi đó, Anh và Pháp làm tốt hơn các nước khác trong Liên minh châu Âu. Brazil và Ấn Độ là hai quốc gia mới nổi trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
(Theo BI)