(Tổ Quốc) - Công tác quy hoạch lễ hội thời gian qua phù hợp với truyền thống văn hóa, từ lễ hội có quy mô lớn đến các lễ hội có qui mô nhỏ trong phạm vi xã, thị trấn, lễ hội được tổ chức trang nghiêm và thành kính, đúng qui định, được nhân dân đồng tình ủng hộ
- 24.04.2020 An Giang triển khai các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- 04.04.2020 An Giang: Thực thi hiệu quả các quy định của Luật Điện ảnh
- 08.03.2020 An Giang phát động tuần lễ “Áo dài-Di sản văn hóa của người Việt Nam”
- 05.02.2020 An Giang quyết định dừng tổ chức lễ hội 'Mắm An Giang - Nam bộ năm 2020'
- 12.12.2019 Thăm dò khảo cổ tại di tích Gò Me - Gò Sành, tỉnh An Giang
An Giang
Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp Chỉ thị 41-CT/TW và các văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về các lĩnh vực có liên quan, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành 04 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW sát với tình hình thực tế của cơ quan, địa phương. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn.
Nhìn chung, ngành đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội. Công tác quản lý Nhà nước về lễ hội được tăng cường mạnh mẽ và ngày càng tốt hơn, thật sự tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân; việc đề nghị cấp phép, báo cáo trước và sau lễ hội của các di tích được thực hiện đúng theo quy định. Công tác quy hoạch lễ hội thời gian qua phù hợp với truyền thống văn hóa, từ lễ hội có quy mô lớn đến các lễ hội có qui mô nhỏ trong phạm vi xã, thị trấn, lễ hội được tổ chức trang nghiêm và thành kính, đúng qui định, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi, đa dạng, phong phú trên các xã thị trấn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở nhằm tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội từng bước được cải thiện và nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả; công tác bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp trong lễ hội trên địa bàn được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quy định lễ hội, bảo vệ môi trường tại lễ hội của một bộ phận người dân còn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra; công tác tuyên truyền, quảng bá cho di tích, danh thắng và lễ hội ở một số địa phương chưa được chú trọng, thông tin về di tích, danh thắng còn hạn chế;công tác chỉ đạo kiểm tra trong hoạt động lễ hội thiếu thường xuyên, liên tục.
Việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các di tích, cơ sở thờ tự còn chậm so lộ trình đã được phê duyệt; không gian hội đang bị thu hẹp do sự phát triển chung của thời đại đã làm cho các giá trị di sản vật thể và phi vật thể ngày càng mai một; một số di tích nơi tổ chức lễ hội chưa quy hoạch được khu vực để bố trí các công trình phụ trợ phục vụ du khách, hàng quán dịch vụ chưa được sắp xếp khoa học.
Bình Dương
Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã đạt được sự phát triển nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân trong tỉnh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện chính trị và nhân dân vùng xa, vùng nông thôn và công nhân lao động các khu công nghiệp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng.
Thực hiện Công văn số 1377/BVHTTDL-VHCS ngày 04/4/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị
Qua 05 năm triển khai quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 05/02/2015, có thể thấy rằng nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương được triển khai thực hiện hiệu quả, tiết kiệm, đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục, với tình hình thực tế của từng địa phương.
Với chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tổ chức lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành các văn bản chỉ đạo công tác quản lý tổ chức lễ hội nhằm tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước. Hướng dẫn Ban Tổ chức các lễ hội, Ban Quản lý các di tích, các chức sắc tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc di tích, lễ hội và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và lễ hội; không tiếp nhận và đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành; bố trí hợp lý nơi thắp hương, hóa mã và các giải pháp phòng, chống cháy nổ; Hướng dẫn khách tham quan và người hành lễ thực hiện đặt lễ, đặt tiền giọt dầu, tiền công đức đúng nơi quy định;
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan: Qua các lần kiểm tra, phát hiện và tịch thu 52.106 tờ bướm tử vi, trên 5.000 quyển sách bói toán; đồng thời nhắc nhở các cơ sở tín ngưỡng phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm thực hiện nếp sống văn minh, tránh mê tín dị đoan, không xin xăm bói toán, không để du khách rải tiền lẻ vào chuông, bàn thờ, nhét tiền vào kẽ tay, chân các tượng phật; có biện pháp hướng dẫn du khách đặt tiền cúng đúng vị trí tại các hòm công đức…
Việc đặt hòm công đức tại các chùa được bố trí phù hợp nhằm tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp công đức cho chùa. Sau lễ hội, Ban Tổ chức có báo cáo công khai cho chính quyền địa phương nguồn thu và thống nhất chi cho các hoạt động từ thiện; xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa; giúp đỡ người nghèo, trao học bổng cho học sinh,…theo sự thống nhất của Ban Trị sự.
Nhìn chung, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và sự đồng thuận của nhân dân trong việc quản lý và tổ chức lễ hội, do đó công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua được tăng cường và ngày càng tốt hơn, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân và đi vào nề nếp. Các lễ hội khi tổ chức đều thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương; có thành lập Ban Tổ chức lễ hội và chương trình lễ hội. Hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; việc thông báo, đăng ký lễ hội của các địa phương trong tỉnh được thực hiện đúng quy định.
Các lễ hội đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương như lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín", lễ hội "Hương bưởi Bạch Đằng", các hoạt động trong lễ hội đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các giá trị văn hóa của từng địa phương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, gắn bó đoàn kết cộng đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ các giá trị truyền thống trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội còn hạn chế; một số cơ sở tín ngưỡng còn hiện tượng xem bói toán, bán hàng rong, sách tử vi, lôi kéo khách hành hương đã làm giảm đi tính tích cực và hấp dẫn của lễ hội; các lễ hội thường tập trung số lượng lớn du khách đến di tích cùng thời gian, địa điểm, trong khi cơ sở hạ tầng, dịch vụ, các khu vệ sinh công cộng tại di tích vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các di tích và nơi tổ chức lễ hội, nhất là lễ hội có quy mô lớn, tập trung đông người còn bộc lộ những bất cập.
Bến Tre
Sau khi tiếp thu chỉ thị 41, cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre đã tham mưu cho tỉnh ủy Bến Tre ban hành Công văn số 2397-CV/TU "Về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư'. Theo đó, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, kế hoạch triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu rộng theo hệ thống, đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả trên tinh thần tiết kiệm. Thông qua việc tổ chức lễ hội, các di sản văn hóa địa phương được bảo tồn, góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, nhất là mang lại ý nghĩa giáo dục, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh.
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, nhất là Chỉ thị số 41, đồng thời để đảm bảo các lễ hội diễn ra lành mạnh, an toàn, đúng ý nghĩa, hàng năm cơ quan chuyên môn đều tham mưu UBND tỉnh Bến Tre ban hành văn bản quản lý và nhắc nhở về việc thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội hàng năm.
Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được phối hợp thực hiện theo hệ thống các đoàn, hội thông qua các hoạt động, các cuộc họp định kỳ... Bên cạnh đó còn có các hình thức: Câu chuyện truyền thanh phát trên Đài Truyền thanh tỉnh, huyện/thành phố và xã, phường, thị trấn, tuyên truyền qua báo nói, báo hình, liên hoan tuyên truyền lưu động tỉnh, huyện (biểu diễn các tiểu phẩm,kịch ngắn...); sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt trong các Chi hội, các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích và được quy định trong quy ước văn hóa của khu phố dân cư...Nội dung tuyên truyền, vận động tập trung những việc làm cụ thể của người dân khi tham gia các hoạt động lễ hội, đảm bảo vệ sinh môi trường, không tham gia mê tín dị đoan dưới mọi hình thức. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn được quy định trong việc xét công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào TDĐKXĐSVH.
Được biết, từ các quy định về tiêu chí lễ hội, Bến Tre xác định: lễ hội dân gian Bến Tre hiện có "lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng" ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại; "lễ hội Nghinh Ông" ở xã Thạnh Hải, huyện Thạch Phú và quy mô tổ chức được xác định cấp xã hay cấp huyện tùy vào điều kiện thực tế hàng năm do huyện quy định. Cấp tỉnh có lễ hội Dừa; Lễ hội Cây-trái ngon an toàn (lễ hội ngành ,nghề). Còn lại gọi là ngày hội, giỗ hội...mặc dù tổ chức và các hoạt động không khác như lễ hội.