(Tổ Quốc) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quyết liệt như truy tố trong phỉ báng hoàng gia (Thái Lan), phạt tiền tới 60 triệu USD (Đức)...
- 14.06.2018 Các hành vi sẽ bị cấm theo Luật an ninh mạng
- 14.06.2018 Đưa thông tin sai sự thật lên mạng có thể bị truy cứu hình sự
- 14.06.2018 Luật An ninh mạng quy định như thế nào về việc bày tỏ ý kiến cá nhân?
- 15.06.2018 Cục trưởng Cục An ninh mạng: Luật An ninh mạng không ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận của người dân
- 15.06.2018 Google, Facebook chưa có ý kiến gì về việc Việt Nam xây dựng Luật an ninh mạng
- 18.06.2018 Luật An ninh mạng nghiêm cấm những hành vi nào?
18 quốc gia quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước
Theo thống kê sơ bộ, hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước, như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Hi Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil.
Tuỳ vào tình hình thực tế, các quốc gia có thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không giống nhau.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn như truy tố trong phỉ báng hoàng gia (Thái Lan), phạt tiền tới 60 triệu USD (Đức), yêu cầu thành lập trung tâm giải quyết tin tức xấu độc (Châu Âu), đặt trung tâm lưu trữ dữ liệu (Trung Quốc áp dụng với Apple), yêu cầu đặt máy chủ nếu không sẽ dừng hoạt động Facebook (Nga).
Tại Châu Á, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ dữ liệu quan trọng quốc gia, trong đó có Indonesia, mới đây là Philipinnes (xác định cấp độ các loại dữ liệu quan trọng và có chính sách quản lý tương ứng với từng loại cấp độ quản lý).
Ngày 30/3/2018, vì lý do an ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lấy ý kiến về chính sách siết chặt kiểm soát nhập cư của Tổng thống Donald Trump, yêu cầu người nhập cảnh phải cung cấp thông tin về tài khoản mạng xã hội trong vòng 5 năm gần nhất. Đáng chú ý, không chỉ các mạng xã hội của Mỹ như Facebook, Twitter, Youtube, Flickr, Instagram, Google+, Linkedin, Pinterest, Tumbir..., mà còn yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản mạng xã hội của nước ngoài như Sina Weibo, QQ, Douban (Trung Quốc), VK (Nga)...
Có thể thấy, Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác rất quan tâm tới dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư trên mạng xã hội bao gồm cả 2 khía cạnh là thu nhập và bảo vệ.
Dữ liệu người dùng được coi như tài sản quốc gia, giá trị mang lại từ những dữ liệu này là không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn là an ninh quốc gia.
Như vậy, nước ta không phải là quốc gia đầu tiên quy định việc lưu trữ dữ liệu và cũng không phải duy nhất là quốc gia yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước.
Trước Việt Nam, Facebook, Google đã đặt văn phòng đại diện ở đâu?
(Nguồn: Zing.vn) |
Theo thống kê sơ bộ, trước Việt Nam, Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook đặt khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, Google, Facebook đã mở văn phòng đại diện và máy chủ lưu trữ dữ liệu tại Singapore, Indonesia. Hiện, Facebook đã mở thêm văn phòng đại diện tại Malaysia.
Các quy định lưu trữ dữ liệu không cản trở hoạt động của Facebook, Google bởi Facebook, Google đều đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.
Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng mức tốc độ truy cập và nâng cao chất lượng dịch vụ; giúp các nhà mạng trong nước tiết kiệm chi phí khi phải mua băng thông quốc tế.
Về kỹ thuật, việc lưu trữ dữ liệu trong nước được tiến hành dễ dàng khi công nghệ cho phép, nhất là áp dụng công nghệ điện toán đám mây và các doanh nghiệp này đã có sẵn kinh nghiệm và thiết bị do áp dụng tương tự ở nhiều quốc gia khác./.
Hà Giang