• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Ẩn ý" từ chính sách Trung Đông: Mỹ không muốn "sa lầy" vào chiến tranh

Thế giới 08/01/2019 16:12

(Tổ Quốc) - Chính sách Trung Đông của Mỹ liên tục gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Chính sách Trung Đông của Mỹ

Tuần này, hai cố vấn chính sách ngoại giao cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton sẽ đến Trung Đông trong nỗ lực giải thích chính sách Mỹ, đặc biệt về Syria trong khi tái cam kết với các quốc gia Ả rập và Israel rằng Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ khu vực này.

Ẩn ý từ chính sách Trung Đông: Mỹ không muốn sa lầy vào chiến tranh - Ảnh 1.

Chính sách Trung Đông của Mỹ. Ảnh:CNN

Đây sẽ không phải là sự thay đổi dễ dàng. Theo giới quan sát, chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump đang trở nên bề bộn, thậm chí còn lộn xộn hơn. Tuyên bố của Tổng thống Trump vào ngày 19/12 về việc đơn phương rút khỏi Syria đã khiến vấn đề này gây nhiều tranh cãi. Thực tế, cách mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra quyết định – được cho là vội vàng, có chút bốc đồng – thông qua các cuộc điện đàm hoặc dòng tweet. Khi Tổng thống Trump quyết định ra khỏi Syria đã khiến cho các đồng mình có chút bối rối và căng thẳng. Chính sách Mỹ được đồn đoán là đầy mâu thuẫn.

Giới quan sát cho rằng, sự bốc đồng từ các cam kết chiến dịch đã khiến cho định hướng của Tổng thống Trump với Trung Đông gây nhiều tranh cãi.

Hầu hết các động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump gây ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín và lợi ích của Mỹ trong khu vực. Giới quan sát cho rằng, điều này giống với quyết định rút khỏi thỏa thuận Iran của Mỹ, áp đặt tiếp tục các trừng phạt của Mỹ vào nước này cũng như các tham vọng phi thực tế nhằm thay đổi chính quyền Iran.

Việc xây dựng chính sách ngoại giao luôn tạo nên nhiều bất ngờ từ quyết định của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, các bất lợi chính trị vướng phải có thể đến từ chính sách Trung Đông.

Không cuộc chiến mới và nỗ lực đưa Mỹ ra khỏi cái cũ

Tổng thống Trump sẽ không bao giờ thừa nhận điều này. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ chia sẻ quan điểm với các lãnh đạo tiền nhiệm rằng, Mỹ không có lợi ích thiết yếu nào tại Syria và không nên đi đến các cuộc chiến ở đó hay bất kỳ nơi nào khác trong khu vực nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp mà Mỹ có chút ít ảnh hưởng. Bạo loạn, xung đột và khủng bố làm rạn nứt khu vực và không mang đến kết quả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nhanh chóng đưa quân lính rời khỏi Syria và có lẽ tại Afghanistan cũng vậy. Tuy nhiên, điều này rõ ràng rằng không có bất kỳ sự rời đi nào là nhanh chóng. Thực tế họ cần phải thận trọng. Và trong trường hợp của Afghanistan, tiến trình rút khỏi của Mỹ vẫn chưa thể cho phép.

Cuộc chiến chống khủng bố

Từ khi bắt đầu, Tổng thống Trump đã tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông. Tổng thống Trump đã củng cố chính sách của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm trong cuộc chiến chống khủng bố IS và Iraq. Người phát ngôn cho liên minh quân sự dẫn đầu của Mỹ tại Baghdad đã nói trên tờ New York Times rằng, lực lượng phiến quân đã được tiêu diệt và giảm xuống chỉ còn 1%.

Thực tế, Tổng thống Trump từng cho rằng, Mỹ không can thiệp quân sự vào tiến trình xây dựng quốc gia và rằng chính quyền Ả rập cần giải quyết những vấn đề của riêng họ.

Khi nhắc đến việc giải quyết các vấn đề khủng bố IS hay al-Qaeda, chúng ta cần phải hiểu rằng, Mỹ sẽ không thể đánh bại hoàn toàn khủng bố IS chỉ bằng thực lực của họ hoặc nỗ lực để tạo cấu trúc chính trị mới tại các quốc gia mà họ hoạt động. Khủng bố IS tại Syria hoặc Iraq sẽ không thể bị đánh bại hoàn toàn. Và điều này cũng vượt quá khả năng của Mỹ.

Mỗi chính quyền đều có ảnh hưởng nhất định trong chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, hiếm khi có bất kỳ Tổng thống nào đưa ra một cam kết chính trị được đưa ra trong một chiến dịch bầu cử, hoặc sự phản đối mang tính chất cá nhân đối với các chính sách của lãnh đạo tiền nhiệm - vượt xa các cân nhắc chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.

Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 của Tổng thống Trump đã tạo nên nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa các đồng minh với Mỹ. Thay vào đó, các trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ cũng nhằm vào Tehran.

Chính sách Mỹ tại Trung Đông là vấn đề nổi cộm nhất trong khu vực và gây nhiều xung đột vượt quá khả năng của Mỹ. Washington đối mặt với các vấn đề từ các đồng minh từ các chính sách này. Tổng thống Trump đang làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ hơn từ các quyết định có phần nhất thời.

Tin tốt là rằng, theo các chuyên gia, ít nhất cho tới hiện tại, các vấn đề chưa vượt quá giới hạn. Khủng bố vẫn còn cầm cự. Iran chưa tăng cường các chương trình hạt nhân. Nga và Iran chưa thể mạnh đến mức có thể "nuốt chửng" toàn bộ khu vực.

Hi vọng tốt nhất trong chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump là chính quyền Mỹ tiếp tục tránh đưa Mỹ bước vào các xung đột mới tại Syria hay Afghanistan để có thể tránh được các vết rạn nứt và sa lầy trong chiến tranh.

Thực tế, giống với nhiều lãnh đạo tiền nhiệm của Tổng thống Trump, có lẽ cho dù là rạn nứt hay xung đột trong khu vực không còn quan trọng đối với Mỹ như trước đây.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ