(Tổ Quốc) - Các quan chức Nga đã đưa ra đề xuất bí mật đối với Triều Tiên vào mùa thu năm ngoái nhằm giải quyết các đàm phán bế tắc với chính quyền Tổng thống Trump về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, các quan chức Mỹ cho biết.
Nga để ngỏ cơ hội tiếp cận Triều Tiên?
Trao đổi với Triều Tiên cho quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Moscow đã đề nghị Bình Nhưỡng cho việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 5. Ảnh:AFP
Đề nghị của Nga đánh dấu nỗ lực mới của Moscow nhằm ngăn cản các cuộc đàm phán hạt nhân cấp cao có tính đặt cược cao trong bối cảnh các tương quan từ Trung Đông, Nam Á đến Mỹ Latin.
Điều này không rõ liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ xem xét đề xuất của Moscow như thế nào. Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Mỹ Trump liên tục thúc đẩy các cuộc đàm phán, tuy nhiên các quan chức của chính quyền Tổng thống Trump vẫn kiên quyết phản đối vai trò của Nga trong thỏa thuận cuối cùng.
Là một phần của thỏa thuận, chính quyền Nga sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân và chuyển tất cả các sản phẩm và phế phẩm trở lại Nga nhằm giảm nguy cơ rủi ro Triều Tiên sẽ sử dụng nhà máy điện hạt nhân phát triển vũ khí hạt nhân.
"Người Nga đặc biệt quan tâm đến Triều Tiên và đây không phải là lần đầu tiên họ tiếp tục phát triển năng lượng tại Triều Tiên", ông Victor Cha – cựu nhân viên Nhà Trắng cho biết.
"Chính quyền trước đó không chào đón các đàm phán của Nga nhưng với chính quyền Tổng thống Trump, bạn không bao giờ biết được bởi vì ông Trump không để ý đến suy nghĩ truyền thống", ông Cha nói.
Theo Washington post, nhiều tháng sau các trì hoãn cuộc họp, các đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đã có các tín hiệu mới về thông báo thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dự kiến cuối tháng Hai.
Tổng thống Trump cũng nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về các vụ phóng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, đưa ra chỉ trích việc thiếu các nỗ lực từ phía Bình Nhưỡng nhằm giảm các chương trình hạt nhân.
"Với Triều Tiên, chúng tôi có một đối thoại rất tốt. Tôi không định nói nhiều về điều này nhưng điều đó rất đặc biệt", Tổng thống Trump cho biết trong tháng này.
Sự việc có thành?
Vào ngày 29/1, đánh giá mới của tình báo Mỹ về các thách thức toàn cầu kết luận rằng Triều Tiên dường như không hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân và có khả năng vẫn tiếp tục sản xuất loại vũ khí này. Cộng đồng tình báo bày tỏ không lạc quan về tiến trình phát triển của Triều Tiên trong cam kết phi hạt nhân hóa.
Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng, Cơ quan tình báo trung ương và Đại sứ quán Nga tại Washington bác bỏ bình luận về đề xuất ngờ vực của Nga. Điều này không rõ ràng liệu đề nghị đàm phán hay điều đó có ảnh hưởng đến các thảo luận giữa Washintgon và Bình Nhưỡng hay không.
Nếu chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn thích thú thì các quan chức Nga yêu cầu Bình Nhưỡng cung cấp thời gian cụ thể cho quá trình phi hạt nhân hóa, nguồn tin thân cận cho biết.
CIA đánh giá rằng, nhà máy điện hạt nhân Nga sẽ sản xuất số lượng vũ khí hạn chế.
"Về mặt kỹ thuật, Mỹ có thể cung cấp lò phản ứng hạt nhân (nước nhẹ - light water) cho Triều Tiên bởi vì Bình Nhưỡng đồng ý duy trì một bên Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhận sự giám sát từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế", chuyên gia Duyeon Kim, Trung tâm an ninh Mỹ mới cho biết.
Tuy nhiên, chuyên gia Duyeon Kim cho biết, đề xuất đã chứng minh các vấn đề gây tranh cãi khi quá trình thảo luận vẫn tiếp tục từ thời chính quyền cựu Tổng thống Clinton đến thời cựu Tổng thống George W. Bush.
Chính quyền cựu Tổng thống Clinton mong muốn cho phép họ có chương trình năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, dưới chính quyền cựu Tổng thống Bush đã phản đối điều này.
Các nhà ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng, Moscow thời gian dài thích thú tạo ra mối tương quan năng lượng giữa Siberia và Đông Á và cũng xem đây là nơi giải quyết các vấn đề khủng hoảng địa chính trị.
"Họ[Nga] muốn tham gia ảnh hưởng tại bán đảo Triều Tiên cho cả lý do kinh tế và an ninh. Họ có tham vọng xây dựng đường ống dẫn khí đốt kéo dài qua Triều Tiên đến Hàn Quốc là một ví dụ", ông Ken Gause, một nghiên cứu quốc phòng cho biết.
Theo ông Ken Gause, Triều Tiên sẽ khó có thể từ bỏ chương trình hạt nhân cho đến khi có thể bình thường hóa quan hệ với Mỹ và kết thúc xung đột kéo dài hàng thập kỷ với Hàn Quốc. Người Nga có thể làm bất kỳ điều gì để có thể năm bắt tình hình và tạo ảnh hưởng.
"Tôi cho rằng, người Nga muốn cung cấp một lò phản ứng nước nhẹ, kiếm tiền từ nó và có chỗ đứng trên các liên kết năng lượng ở Đông Á", ông Cha nói thêm
"Trong quá khứ, các quan chức Mỹ từng phản đối vai trò của Nga trong tiến trình phi hạt nhân hóa bởi sự mất lòng tin đối với Moscow", ông Cha nói.
Đề nghị của Nga đối với Triều Tiên diễn ra từ cuối tháng 10 trong bối cảnh Washington và Bình Nhưỡng đang bế tắc trong các đàm phán.