• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Anh: “Đau đớn” tự vác đá đập chân mình

Thế giới 28/08/2017 22:22

(Tổ Quốc) - Một lần nữa, tình hình chính trị nội bộ nước Anh sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực trong quá trình thương lượng Brexit.  

Ngay khi nội các của Thủ tướng của Theresa May vừa bắt đầu tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Brexit, đề xuất của đảng đối lập mong muốn nước Anh ở lại khối thị trường chung trong vòng ít nhất 4 năm nữa - rõ ràng đã đe dọa tới sự thống nhất “mỏng manh” của Đảng Bảo thủ.

Vòng đàm phán Brexit thứ ba bắt đầu hôm nay (28/8)

Bà May không giành được đa số trong quốc hội, đồng nghĩa với việc, không khó để các thành viên bảo thủ thân châu Âu “nổi loạn” và đẩy chính phủ đến một Brexit mềm mỏng hơn. Tháng sau, các nhà lập pháp sẽ có cơ hội cất lên tiếng nói của mình khi các vấn đề chính của Brexit được đưa ra Quốc hội.

“Có khả năng nước Anh sẽ ở lại trong một liên minh thuế quan vĩnh viễn,” Charles Grant, giám đốc của Trung tâm cải cách châu Âu viết trên Twitter. “Tuy nhiên, cần phải có sự nổi dậy của một vài thành viên bảo thủ.”

Đề xuất của Công Đảng là một sự đảo ngược, dẫn đến sự chia rẽ rõ ràng giữa hai đảng phái chính về chính sách Brexit. Nó có nghĩa là nước Anh sẽ ở lại trong thị trường chung và tiếp tục đóng góp vào ngân sách EU cho đến cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2022. Đề xuất này  cũng để ngỏ cánh cửa lựa chọn thị trường chung và thành viên liên minh thuế quan vĩnh viễn. Bà May đang muốn đưa Anh ra khỏi cả hai thể chế trên vào năm 2019.

Các quan chức châu Âu sẽ phải nhìn ra sự thay đổi chính trị của nước Anh có ý nghĩa gì cho các cuộc thương lượng, khi vòng đàm phán Brexit thứ ba bắt đầu vào hôm nay (28/8). Phía châu Âu tỏ ra không quá hy vọng vào bất kỳ tiến triển nào, đồng thời thể hiện sự không hài lòng trước việc nước Anh không có được các giải pháp rõ ràng và cụ thể. Trong khi đó, Bộ trưởng Brexit của Anh, ông David Davis tiếp tục kêu gọi “sự linh hoạt và sáng tạo” từ người đồng cấp Michel Barnier.

Theo Bloomber, hôm thứ Sáu (25/8), một số quan chức EU giấu tên bày tỏ lo ngại rằng, cách diễn đạt sẽ khiến trách nhiệm trong những vấn đề khó khăn nhất, như biên giới Ai-len, bị “đá” sang cho châu Âu. Anh cần phải có thêm nhiều ý kiến về việc làm sao có thể giữ cho biên giới dễ nhận thấy nhất, và không nên sử dụng hòa bình trên hòn đảo này như một cái cớ để thương lượng.  

Cùng với biên giới Ai-len và quyền lợi của các công dân EU, một vấn đề chủ chốt khác trong quá trình thương lượng chính là các dàn xếp tài chính. EU yêu cầu cả 3 lĩnh vực trên đều phải có tiến triển nhất định trước khi bắt đầu đàm phán thương mại. Hôm thứ Bảy (26/8), Thủ tướng Đức Angela Merkel làm tăng thêm căng thẳng khi “nhắc nhở” Anh phải trả chi phí của mình, và gọi hóa đơn Brexit là “một vấn đề rất khó khăn.”

Phần lớn văn kiện nêu lên lập trường của Anh về Brexit đều đề cập đến mối quan hệ tương lai (giữa Anh và EU), thay vì trực tiếp nhắc đến những dàn xếp xung quanh “cuộc li dị” lịch sử. EU cho biết, tài liệu này vẫn chưa đưa ra các câu trả lời theo đúng thứ tự.

Những thông tin mới nhất liên quan đến đàm phán Brexit

Kinh tế: Các cuộc đàm phán Brexit được cho là sẽ tập trung vào kinh tế của cả hai bên, Phòng thương mại Anh và Hiệp hội thương mại Đức cho biết.

Kế hoạch của Nissan: Theo tờ Nikkei, nhà sản xuất ô tô Nissan có kế hoạch tăng sản lượng lên 20% tại nhà máy Sunderland và tìm kiếm nguồn sản xuất các bộ phận trong lãnh thổ Anh.

Thống nhất trong châu Âu: Telegraph cho biết, Pháp có thể sẽ bằng lòng bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại ngay vào tháng Mười do đang có tình trạng chia rẽ trong lập trường của EU về Brexit.

Thỏa thuận: Charles Grant của tờ The Guardian  tiết lộ, một cuộc thỏa thuận liên quan đến dàn xếp tài chính đã được bắt đầu phía sau hậu trường; tuy nhiên, quan điểm cứng rắn cả cả hai bên đã khiến việc này bị giậm chân tại chỗ.

Tờ Bloomberg nhận định, chính phủ của Thủ tướng May đang tỏ ra quá chậm chạp. Gần như chắc chắn, hai bên sẽ không đưa ra được thỏa thuận cuối cùng đúng thời hạn chót là tháng 3/2019.

Bà May cũng từng đề cập đến việc, bà sẽ rời vị trí của mình vào ngày 30/8/2019. Tuy nhiên, theo nhà báo Robert Hutton của Bloomberg, điều này chưa chắc thành sự thật. Trong vòng 300 năm trở lại đây, chỉ có vỏn vẹn 7 Thủ tướng Anh có thể chấm dứt công việc vào đúng thời điểm mình lựa chọn. Hầu hết đều bị buộc phải rời bỏ nhiệm sở bởi các cử tri, đảng phái hoặc hoàn cảnh…

Sau cuộc tổng tuyển cử “thảm họa” tháng Sáu vừa qua, bà May sẽ không được phép tham gia vào bất kỳ một cuộc tranh đấu nào nữa. Bà sẽ chỉ “ra mặt” khi Đảng Bảo thủ cảm thấy họ có thể kiểm soát được một cuộc tranh đấu khác, khi việc giữ lại bà trở nên phiền phức hơn việc để bà ra đi, hoặc khi xuất hiện một người thích hợp để thay thế bà May.

Nhà lãnh đạo Anh gần đây nhất có thể kết thúc nhiệm kỳ vào đúng thời điểm mình mong muốn là cựu Thủ tướng Harold Wilson, và cũng đã từ 40 năm trước.

(Theo Bloomberg)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ