• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bà Merkel: Quan hệ Trung – EU “có thưởng có phạt”

Thế giới 18/08/2016 14:05

(Tổ Quốc) -Không dễ dàng gì mà Thủ tướng Đức Angela Merkel lại trở thành nhà lãnh đạo thế giới được nhiều người Trung Quốc biết đến nhất.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc họp báo ở Berlin vào tháng 3/2014 (Ảnh: AFP)

Lần thứ mười tới Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới tại Hàng Châu trở thành thách thức lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền (năm 2005) của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Chuyến viếng thăm sẽ đi kèm với khoảng thời gian thử nghiệm cho quan hệ Trung Quốc - châu Âu nói chung và giữa Trung - Đức nói riêng sau một kỷ nguyên vàng hợp tác kinh tế - thương mại. Mặc dù có sự khác biệt nhưng cả Trung Quốc và Đức đang sẵn sàng để tạo thế cân bằng trong vai trò lãnh đạo quốc tế trên toàn cầu.

Bà Merkel - người đứng đầu châu Âu đang có những mối bận tâm lớn với những thách thức cấp bách để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra và hậu quả của bỏ phiếu trưng cầu dân ý khi để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.  

Cho tới nay, quan hệ Trung – Đức vẫn luôn được duy trì một phần lớn nhờ vào quan hệ thương mại sinh lợi giữa Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và Đức nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Và bà Merkel cũng lập kỷ lục trong số các nhà lãnh đạo phương Tây thường xuyên viếng thăm Trung Quốc nhất. Điều này nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt Trung – Đức và cũng lí giải tại sao Thủ tướng Đức Angela Merkel lại trở thành nhà lãnh đạo thế giới được nhiều người Trung Quốc biết đến nhất.

Bà Merkel hiện nay phải đối mặt với các vấn đề trong việc tìm kiếm một sự cân bằng giữa vai trò của Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Âu và sự hoài nghi ngày càng tăng giữa nhiều quốc gia châu Âu về đầu tư từ Trung Quốc và sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Bà Merkel và ông Tập Cận Bình trong Hội chợ sách Frankfurt tháng 10/2009 (Ảnh: EPA)

Với một biến đổi đáng kể của chính sách đối ngoại mà Đức tiến hành, mối quan hệ ổn định giữa Trung Quốc và Đức đã vướng phải một số căng thẳng không được dự đoán trước trong năm qua. Đức dường như đã đặt ưu tiên cao hơn cho các vấn đề châu Âu.

Wang Yiwei, một nhà ngoại giao Trung Quốc trước đây với nhiệm vụ tại  Liên minh châu Âu cho biết thời đại khi Đức xuất khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, xe hơi và hàng công nghiệp khác và Trung Quốc là một cơ sở sản xuất chi phí thấp đã biến mất. Thay vào đó, bà Merkel đã trở nên khá táo bạo khi bắt đầu một kỷ nguyên mới với các mối quan hệ kinh doanh phức tạp hơn và ngày càng cạnh tranh.

Trong chuyến thăm gần đây nhất của bà Merkel tới Trung Quốc vào tháng 6, bà và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi về thúc đẩy hợp tác giữa chương trình Công nghiệp 4.0 công nghiệp công nghệ thông tin của Đức và Trung Quốc sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2025 kế hoạch chi tiết cho việc nâng cấp ngành công nghiệp, nhằm mục đích đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất năng lượng toàn cầu..

Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, Trung Quốc là nguồn lớn nhất Đức nhập khẩu và lớn thứ năm trên thị trường xuất khẩu, sau Mỹ, Pháp, Anh và Hà Lan.

Tuy nhiên, cũng có  lưu ý rằng không giống như sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ, quan hệ của Bắc Kinh với Berlin là cùng có lợi và có lợi cho việc tái cơ cấu của trật tự thế giới hiện có.

Nhiều nhà phân tích cho rằng hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ là thời điểm quan trọng, với Trung Quốc và Đức khi phải đối mặt với một số lựa chọn quan trọng mà có thể có tác động sâu rộng trong khu vực và toàn cầu.

Robert Goebbels, một cựu tướng Luxembourg và là một cựu thành viên của Nghị viện châu Âu, cho biết bà Merkel đã cho thấy vai trò chính trong việc mở cửa cho các ngành công nghiệp và cung cấp dịch vụ, tiếp tục cố gắng để đảm bảo mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc.

Theo scmp

Minh Anh

NỔI BẬT TRANG CHỦ