(Tổ Quốc) - Ngộ độc botulinum toxin hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ những việc thay đổi các thói quen trong sinh hoạt thường ngày.
- 27.02.2024 Nam nhân viên IT 30 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, bác sĩ cảnh báo đừng chủ quan bỏ qua 1 dấu hiệu tưởng chừng bình thường này
- 27.02.2024 "Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ (1873-1945)": Lịch sử bước đầu đưa y tế phương Tây vào Việt Nam
- 27.02.2024 Áp lực khủng khiếp của bác sĩ 20 năm “chữa lành” trái tim trẻ nhỏ: “Có những bé sơ sinh đến viện trong tình trạng tím tái…”
Vừa qua, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã thông tin thêm về 2 trường hợp bệnh nhi nghi ngộ độc Botulinum toxin được báo cáo hôm 6 -7/2/2024, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh).
Được biết, bệnh nhi đầu tiên 6 tuổi (ngụ phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ngày 3/2, trên đường về quê cùng gia đình thì bệnh nhi có biểu hiện nôn ói nhiều, sau đó được người nhà nhập viện tại BV đa khoa tỉnh Bình Định.
Sau hai ngày nằm viện, bé vẫn nôn ói, kèm co giật và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vào lúc 18 giờ ngày 6/2/2024. Bệnh nhi thứ hai cũng có biểu hiện tương tự, nhập viện tại Bệnh viện Hạnh phúc vào ngày 5/2. Sau 2 ngày nôn ói nhiều và cử động hàm khó, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 7/2/2024.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT
Tác giả bài viết
Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức
Kinh nghiệm công tác:
Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.
Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Theo thông tin, cả hai trẻ đều cùng ăn tiệc tất niên tại nhà của một gia đình ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc Botulinum toxin. Theo đó, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố Botulinum.
Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi dần cải thiện. Một trẻ đã cai máy thở và được theo dõi tại khoa Nội tổng hợp; một trẻ tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức, có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.
Từ sự việc trên, Sở Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đúng các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm.
Cách phòng tránh ngộ độc Botulinum Toxin
Theo Bộ Y tế, loại thực phẩm thường gây ngộ độc do độc tố Botulinum Toxin là thực phẩm đóng hộp, phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc trong điều kiện sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do đó:
Khi lựa chọn các sản phẩm đóng gói sẵn: chúng ta cần chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận bởi các đơn vị quản lý.
Không sử dụng với các thực phẩm đóng kín nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi hoặc có vị thay đổi khác thường.
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá.
Ưu tiên dùng các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Đặc biệt, nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum.
Các loại thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống như dưa cải chua, dưa mắm,.. phải đảm bảo thực phẩm còn đủ vị chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua, mặn thì không nên ăn.
Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nói chung, hạn chế các bệnh do ăn uống, người tiêu dùng cần thực hiện một số hướng dẫn chủ yếu sau: cách ly nguyên liệu, thực phẩm tươi sống với thức ăn đã nấu chín, giữ vệ sinh bàn tay và dụng cụ ăn uống, dùng xà phòng vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước ăn và sau khi chế biến thực phẩm tươi, không ăn tiết canh, thịt tái, cá gỏi, trứng chưa nấu chín; rửa sạch rau quả dưới vòi nước trước khi sử dụng, không ăn cá nóc, nấm lạ hoặc các loại thực phẩm đã có lần gây dị ứng.
Sau khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi, sụp mi mắt, yếu cơ tứ chi, khó nuốt, liệt cơ, khó thở,… chúng ta cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.