(Tổ Quốc) - Được biết, ngày 20/8, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện thoại cho ông Nguyễn Thế Kỷ để hỏi về tình hình đàm phán bản quyền. Trên báo Tuổi trẻ ngày 22/8 đã thông tin, Thủ tướng có căn dặn lãnh đạo VOV rằng đây là trách nhiệm và đáng ra phải tiến hành sớm hơn chứ không để người dân thất vọng như mấy ngày qua.
- 20.08.2018 Một đơn vị của Việt Nam đang thương lượng mua bản quyền ASIAD 2018
- 21.08.2018 Ông Nguyễn Thế Kỷ: VOV đã đi đến bước cuối cùng để có được bản quyền ASIAD 2018
- 21.08.2018 VOV sở hữu bản quyền ASIAD 18, cộng đồng mạng “vui như Tết“
- 21.08.2018 VOV đã chính thức có bản quyền phát sóng Asiad 18 với giá chỉ dưới 1,5 triệu USD
- 21.08.2018 Cảm ơn Vingroup, Viettel đã hỗ trợ VOV mua được bản quyền ASIAD 18
- 21.08.2018 VOV mua bản quyền ASIAD 2018 dưới 1,5 triệu USD
- 22.08.2018 Giá bản quyền, cách đàm phán- bài học đắt giá cho các đài truyền hình
- 21.08.2018 VTV gửi công văn đề nghị tiếp phát các chương trình, trận thi đấu do VOV phát sóng
- 22.08.2018 Lịch phát sóng trực tiếp các trận đấu của Olympic Việt Nam trên kênh VTC3
Những huy chương, những trận thi đấu với chiến thắng bất ngờ của Đội tuyển bóng đá nữ, bóng chuyền nam, nữ… tại giải đấu lớn này, người hâm mộ Việt Nam cũng chỉ có thể biết đến thông qua các tờ báo điện tử phát đi là chủ yếu.
Như “nắng hạn được mưa rào”, sau tuyên bố từ hôm nay, 22/8, người hâm mộ thể thao nước nhà đã được xem các trận thi đấu một cách công khai và không vi phạm luật bản quyền.
Chia sẻ với báo giới ngày 21/8, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc VOV cho hay, để có được bản quyền ASIAD 2018, Đài VOV đã nhận được sự động viên, khích lệ của lãnh đạo cấp trên, của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông; sự ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ vô tư, hiệu quả của Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; sự động viên, cổ vũ nhiệt tình của các đồng nghiệp báo chí và đông đảo người hâm mộ thể thao cả nước.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trao cờ xuất quân cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2018. Ảnh: Nam Nguyễn |
Được biết, ngày 20/8, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện thoại cho ông Nguyễn Thế Kỷ để hỏi về tình hình đàm phán bản quyền. Trên báo Tuổi trẻ ngày 22/8 đã thông tin, Thủ tướng có căn dặn lãnh đạo VOV rằng đây là trách nhiệm và đáng ra phải tiến hành sớm hơn chứ không để người dân thất vọng như mấy ngày qua.
Là một người hâm mộ bóng đá và yêu thích thể thao, những sự quan tâm của Thủ tướng cho thể thao không phải là “chuyện xưa nay hiếm”. Còn nhớ hồi đầu năm 2018, Thủ tướng đã chờ đợi 5 tiếng đồng hồ để đón và trao thưởng cho thành viên đội tuyển U23 Việt Nam sau những nỗ lực của họ tại giải U23 Châu Á.
Những ngày qua, khi các vận động viên Việt Nam đang hăng say thi đấu, cống hiến hết mình tại ASIAD, Thủ tướng cũng luôn dành sự quan tâm, động viên kịp thời tới các vận động viên.
Dẫn lại những thông tin này để chúng ta thấy rằng, tinh thần thể thao sau những nỗ lực của đội tuyển U23 Việt Nam được Thủ tướng nhắc lại trong nhiều lần trong các cuộc họp sau đó, hay trong công tác chỉ đạo điều hành công việc của Chính phủ. Ông muốn truyền tải một tinh thần, ý chí quật cường của U23 Việt Nam tới từng cán bộ công bộc và người dân cùng nhau lao động, nghiên cứu, học tập, rèn luyện, xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển, văn hóa, bản lĩnh… theo tinh thần rực lửa ấy.
Và không gì tuyệt vời bằng việc tinh thần ấy được truyền đi bằng thể thao. Đông đảo người dân được thưởng thức, được khích lệ từ những vận động viên mình yêu thích. Các đại hội thể thao trên thế giới, châu lục hay ở Việt Nam cũng không ngoài tôn chỉ mục đích đó – phục vụ đông đảo cộng đồng, phục vụ quần chúng để góp phần xây dựng một xã hội thể thao dành cho tất cả mọi người.
VOV trong thông cáo báo chí của mình sau khi mua được bản quyền đã thông báo rộng rãi: nhằm đáp ứng nhu cầu cho khán thính giả ở mọi vùng miền, VOV cũng để ngỏ việc cấp quyền cho các Đài phát thanh - truyền hình trong cả nước, nếu có nhu cầu, được phép tiếp phát nguyên trạng các chương trình, các trận thi đấu mà do VOV/VTC phát sóng, trong khuôn khổ ASIAD 2018. Họ đã cùng chia sẻ bản quyền một cách hào phóng nhất để bất kể người dân trên lãnh thổ Việt Nam nào muốn xem các trận tranh tài tại ASIAD đều có thể được tiếp cận.
Ngoài hiệu ứng xã hội, vì người hâm mộ với câu chuyện bản quyền, nếu cơ quan báo chí đạt được thêm hiệu quả kinh tế là điều tốt. Nhưng dù vậy, VOV vẫn luôn đặt kinh tế vào vế thứ hai.
Với những tầng ý nghĩa như vậy, việc đặt ra bài toán kinh doanh trong thể thao trong trường hợp ASIAD lần này đã không còn phù hợp. Ngay cả doanh nghiệp tài trợ mua bản quyền lần này cũng rất kín tiếng và gần như không muốn xuất hiện tên tuổi trên truyền thông cho tới khi báo chí tìm kiếm ra. Việc làm này xuất phát từ trách nhiệm cộng đồng, cống hiến trở lại cho xã hội của doanh nghiệp. Đó là tôn chỉ, mục đích của bất kể tổ chức, doanh nghiệp nào chứ đừng nói là một cơ quan truyền thông hàng đầu của quốc gia như VTV.
Có lẽ, sau sự việc này, không chỉ VTV, các cơ quan truyền thông khác của quốc gia đã và sẽ phải thay đổi cách phục vụ người dân, phục vụ công chúng với một sự tích cực, chủ động với những sản phẩm truyền thông có chất lượng. Đó là một sứ mệnh của báo chí chứ không phải là chờ vào các hạch toán kinh tế và quay lưng lại với người hâm mộ./.
Thái Linh