(Tổ Quốc) - Bởi tính ngoại giao, các thương vụ vũ khí và các tín hiệu hạt nhân, chính sách của Tổng thống Trump đối với khu vực này chưa thể rõ ràng. Gần đây, Nga đã trở lại và “lợi hại hơn xưa”.
Vai trò ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông
Trong những năm gần đây, Nga đã có sự trở lại với vai trò và ảnh hưởng lan rộng tại Trung Đông. Giới quan sát cho rằng vị trí của Nga ở một chừng mực nào đó có thể thay thế Mỹ giống như một cường quốc nước ngoài đứng đầu trong khu vực.
Tổng thống Putin |
Các kết quả thành công của Nga từ sự kết hợp của cả ngoại giao khéo léo và sức mạnh vũ khí khủng trong khu vực từ Iran đến Morocco. Sự yếu kém trong chính sách khu vực của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama và sau đó là các mâu thuẫn toàn bộ dưới thời Tổng thống Trump đã giúp Nga có được thành công nhất định. Chính sách của Nga luôn tinh vi nhưng vẫn hưởng lợi từ khoảng trống còn lại của Mỹ.
Mục tiêu chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin nhằm khôi phục lại sự lãnh đạo toàn cầu của Nga hoặc đưa vị trí của Nga có ảnh hưởng đối với thế giới ở mức độ nhất định.
Vấn đề chính của Tổng thống Putin là căng thẳng của Nga với Mỹ và phương Tây ở mức độ kinh tế hoặc thông thường là khía cạnh ngoại giao. Thế mạnh của Nga là vũ khí, công nghệ hạt nhân và năng lượng.
Trung Đông là một trong những khu vực chính trên thế giới mà Nga có thể theo đuổi tham vọng ngày nay. Phần lớn các thương vụ vũ khí toàn cầu của Nga với các quốc gia Trung Đông. Moscow sẵn sàng bán vũ khí và duy trì quan hệ thân thiết với các quốc gia trong khu vực tại Damascus và Tehera. Ở đó, Nga có có một mức độ ảnh hưởng nhất định trên thế giới.
Tại Syria, việc triển khai hai máy bay chiến đấu, Nga đã có được thành công trong việc đảo ngược nội chiến, ổn định chính quyền Tổng thống Assad và ngăn chặn các cáo buộc về việc sử dụng các vũ khí hóa học mặc dù có bằng chứng rõ ràng về điều này.
Nga đã cho phép Iran trên thực địa Syria trong khi Moscow không hề phải trả giá cho bất kỳ can thiệp nào tại khu vực. Cũng như vậy Mỹ từng lo ngại về sự can thiệp tại khu vực này với nhiều o ép về việc khi nào Washington sẽ phải ra khỏi Syria. Iran và Nga hiện đang duy trì quan hệ thân thiện, và Moscow nhấn mạnh rằng Tehran có thể đóng một vai trò quan trọng ở Syria cả hiện tại và tương lai.
Sự thật rằng, Nga là người duy nhất tại Syria ở thời điểm hiện tại có duy trì quan hệ với tất cả các bên liên quan và trở thành nhân vật chính trung hòa các mối quan hệ cùng với các giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng tại khu vực này, đồng thời ngăn chặn xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel.
Các cuộc chiến xảy ra giữa Iran và Israel sẽ làm xáo trộn khu vực và làm suy yếu vị thế mà Nga đã dày công xây dựng. Tất yếu Tổng thống Putin sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nhà quan sát cho rằng, quan hệ Nga và Israel gần đây có phần hạn chế. Thời điểm cuộc tấn công vào căn cứ không quân không thể tồi tệ hơn đối với ông Putin khi liên tục chịu sự chỉ trích từ các siêu cường phương Tây. Moscow bị cáo buộc hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện tấn công vũ khí hóa học vào thị trấn Douma. Khi Mỹ và các đồng minh chuẩn bị cho cuộc tấn công quân sự vào Syria, các quan chức Nga đã cảnh báo sẽ đáp trả.
Nga cũng đã thành công trong việc đảm bảo rằng sự hiện diện của họ tại Syria, ở căn cứ không quân Hamimim và căn cứ hải quân Latakia sẽ vẫn cần phải thời gian lâu dài. Các hệ thống phòng không S300 và S400 của Nga liên tục triển khai tại Syria nhằm bảo vệ các căn cứ. Điều này cung cấp cho Nga khả năng bảo toàn quyền lực khắp Trung Đông.
Nga thúc đẩy quan hệ “mới nổi” với nhiêu quốc gia
Tại Ai Cập, sau 4 thập kỷ Cairo thúc đẩy liên minh toàn diện với Mỹ, Tổng thống Putin đã có thành công nhất định trong quan hệ với Ai Cập thời gian gần đây trong các thương vụ vũ khí. Điều này khiến Washington tức giận.
Nga liên tục hứng chịu các trừng phạt liên tục từ Mỹ về các thương vụ vũ khí trong đó có Ai Cập. Quan hệ quân sự cũng lên một tầm mới, bao gồm thương vụ khoảng 50 máy bay tiêm kích MIG 29 và một số lượng tương tự về trực thăng tấn công, các tên lửa S300 và các cuộc tập trận quân sự chung.
Ai Cập và Nga hiện đang hợp tác tại Libya, bao gồm việc triển khai một số lượng nhỏ các lực lượng quân sự Nga tại phía Tây Ai Cập. Vào năm ngoái, thỏa thuận này đã thông quan việc cung cấp 4 lò phản ứng hạt nhân tại Ai Cập.
Saudi Arabia cũng liên tục trong thời gian dài phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ đang lo sợ tiếp tục đặt “quả trứng chiến lược” của mình vào giỏ Mỹ. Ở một khía cạnh nào đó, nước này cũng tiếp tục thúc đẩy quan hệ cải thiện với Nga. Chuyến thăm đầu tiên của Vua Saudi tại Nga diễn ra vào năm ngoái và sau đó là chuyến thăm của Thái tử nước này tại Moscow. Thỏa thuận về thương vụ vũ khí S400 cùng với tên lửa chống xe tăng liên tục được ký kết cũng như các thỏa thuận hợp tác hạt nhân nhằm chuẩn bị cho sự ảnh hưởng của Nga tại Saudi Arabia.
Saudi Arabia và Nga vừa bắt đầu đầu tư vào các dự án năng lượng chung và quan trọng hơn là động thái hợp tác nhằm cắt nguồn cung dầu toàn cầu.
Trong nhiều thập kỷ, Nga liên tục duy trì quan hệ chiến lược với Iran. Nghị quyết Hội đồng Bảo an ngăn cản việc bán vũ khí cho Iran cho đến năm 2020. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về máy bay chiến đấu, xe tăng và pháo binh vẫn tiếp tục. Nga đã sẵn sàng cung cấp các tên lửa S300 cho Iran.
Việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Mỹ và tăng cường các trừng phạt vào Iran đã khiến cho Tehran phụ thuộc nhiều hơn vào Nga. Cả hợp tác về kinh tế lẫn chiến lược giữa hai nước, bao gồm khu thương mại tự do đang mở rộng hơn.
Mỹ mở đường cho vai trò của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào các mối quan hệ đang có tín hiệu phát triển với Nga trong bối cảnh quan hệ xấu đi với phương Tây. Tuy nhiên, các cuộc gọi từ Moscow đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trao lại các khu vực lấy từ các Đơn vị Tự vệ Nhân dân (YPG) phía bắc Syria cho chính quyền Tổng thống Assad đã khiến Ankara nổi giận.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù thành công ở một chừng mực nào đó trong chiến dịch Cành ô liu ở phía Bắc Syria nhưng vấn đề của người Kurd tại Syria vẫn chưa thể giải quyết đến thời điểm này.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn tiếp tục với việc mua tên lửa S400 mặc dù đối mặt với các phản đối từ đồng minh NATO và bất chấp mối đe dọa cho tương lai liên minh. Morocco, Bahrain và Qatar cũng tỏ ra thích thú với S-400. Nga đã hoàn thành thương vụ vũ khí với UAE và thỏa thuận hạt nhân với Tunisia. Nga hiện tại cũng thích thú với việc thiết lập căn cứ hải quân Libya.
Lebanon cũng thu hút sự chú ý về lợi ích của Nga trong nỗ lực giảm ảnh hưởng của Mỹ tại đất nước này. Nga đã đưa ra đề nghị với Lebanon về thương vụ vũ khí lớn với lãi suất 0% và đổi lại là quyền lợi cho các căn cứ không quân và hải quân tại đây. Các công ty của Nga cũng đã tham gia thăm dò nguyên liệu dầu và khí gas tại Lebanon. Vũ khí Nga đã có mặt tại Hezbollah, Syria.
Nga cũng đã có thành công trong việc thiết lập quan hệ thân thiết với Israel và khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào Moscow. Sự ảnh hưởng lan rộng của Iran tại Syria và mối lo ngại cho xung đột giữa Iran và Israel hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào Moscow. Là quốc gia duy nhất có quan hệ chiến lược với Iran, vấn đề khủng hoảng về chương trình hạt nhân sau khi Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân đã khiến Nga có vai trò độc nhất để đưa các bên trở lại bàn đàm phán và có một thỏa thuận tốt hơn. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến thăm khẩn cấp tới Moscow nhiều lần.
Mỹ là đồng minh chiến lược của Israel. Tuy nhiên, các động thái của Mỹ gần đây khiến Israel nhiều lo lắng về an ninh quốc gia. Điều đó khiến Israel phục thuộc nhiều hơn vào Moscow.
Chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump đang tạo ra các gián đoạn chiến lược lâu đời ở nhiều khu vực. Trung Đông hiện tại đang gây ra nhiều gián đoạn và mâu thuẫn và chính điều này lại mở đường cho Nga và Iran hoán đổi vị trí và kiểm soát khu vực này./.