(Toquoc) - 1,2 tỷ người sống ở mức dưới 1 USD/ngày cấp bách cần cuộc Cách mạng Xanh lần hai.
(Toquoc) - 1,2 tỷ người trên thế giới sống mức dưới 1 USD/ngày, đại đa số là nông dân sản xuất nhỏ, những người lao động trên đồng ruộng và gia đình của họ ở châu Phi và Nam Á. Thế giới cần cuộc Cách mạng Xanh.
Trong khi thế giới vẫn còn vật lộn với cuộc suy thoái toàn cầu, người ta ít chú ý đến số người bị đói đang tăng lên và khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng lương thực trong những năm tới. Các nước phát triển nên cải cách viện trợ và phát động cuộc Cách mạng Xanh.
1,2 tỷ người sống dưới 1 USD/ngày
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới hiện đang bị đói kinh niên. Sản lượng nông nghiệp trì trệ, giá lương thực tăng và thu nhập giảm, đặc biệt ở phần lớn các nước châu Phi và một phần Nam Á, đẩy thế giới đến gần cảnh khốn cùng và đe doạ sự bất ổn định về xã hội và chính trị.
1,2 tỷ người sống ở mức nghèo đói, trong đó chủ yếu dân châu Phi và Nam Á
Ngạc nhiên hơn, trong khi thế giới ngày càng đô thị hoá, số người nghèo đói vẫn chủ yếu nằm ở các vùng nông thôn. Trong số 1,2 tỷ người trên thế giới sống với chưa đầy 1 USD/ngày, đại đa số (700 triệu người) là nông dân sản xuất nhỏ, những người lao động trên đồng ruộng và gia đình của họ ở châu Phi hạ Sahara (phần châu Phi nằm phía Nam sa mạc Sahara) và Nam Á, những người không thể nuôi sống bản thân, chưa kể đến số dân thành thị đang tăng lên, do sản lượng nông nghiệp giảm sút trong nhiều thập kỷ qua.
Hầu hết những người bị đói là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ chiếm 80% nông dân ở châu Phi, nhưng họ chỉ tiếp cận được 5% đất nông nghiệp, tín dụng và các dịch vụ được mở rộng ở châu lục này. Châu Phi hạ
Tại sao chúng ta đối mặt cuộc khủng hoảng như vậy khi gần đây cuộc Cách mạng Xanh trong những năm 1960 – 1970 đã mở ra kỷ nguyên dồi dào lương thực? Bắt đầu từ những năm 1980, thế giới quay lưng lại với phát triển nông nghiệp. Các kỹ thuật của Cách mạng Xanh về hạt giống mới, phân bón và các ứng dụng nông nghiệp đã dẫn đến việc tăng sản lượng đáng kể cho các vụ mùa, đặc biệt lúa mỳ và gạo, cùng với cơ sở hạ tầng đầyđủ, như phát triển đường sá dẫn tới các thị trường, phần lớn là ở châu Á. Những đột phá này tạo ra ảo tưởng rằng lương thực của thế giới và các vấn đề nông nghiệp hầu như đã được giải quyết, trong khi trên thực tế cuộc Cách mạng Xanh đã bị bỏ qua ở hầu hết các nước châu Phi và các vùng đất khô cằn ở Nam Á.
Do đó, sự ủng hộ quốc tế và những khoản đầu tư của các nước đang phát triển vào nông nghiệp bị giảm mạnh trong những năm 1980 – 1990. Giai đoạn 1980 – 2005, viện trợ nước ngoài cho các nước có thu nhập thấp để phát triển nông nghiệp giảm từ 17% trong tổng số viện trợ xuống còn 3%. Trong những năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng chi phí công cộng toàn cầu về nghiên cứu nông nghiệp đã giảm ½.
Nhu cầu lương thực toàn cầu đang tăng lên do dân số tăng và chế độ ăn uống thay đổi, và mức tăng này đã bỏ xa tốc độ gia tăng sản lượng các mùa vụ. Ví dụ, sản lượng ngô tính theo đầu người ở châu Phi đã giảm 14% kể từ năm 1980. Đến năm 2050, để đáp ứng dân số dự kiến tăng lên của châu Phi, sản lượng lương thực của châu lục này cần phải tăng gấp đôi.
Ở mức độ nào đó, sự chênh lệch giữa cung và cầu lương thực đã được đáp ứng bằng việc nhập khẩu. Nhập khẩu ngũ cốc thương mại của các nước đang phát triển tăng gần gấp 3 lần trong giai đoạn 1990 – 2008. Nhưng sự phụ thuộc ngày càng tăng lên về nhập khẩu lương thực cho thấy các nền kinh tế này, đặc biệt những công nhân nghèo nhất, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường thế giới. Chỉ trong nửa đầu năm 2008, giá ngũ cốc đã tăng gấp đôi, hoặc gấp 3 ở một số nước. Kể từ đó, giá lương thực đã giảm xuống 50 – 70% ở nhiều nước, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 10 năm trước đây, khiến cho hàng ngũ những người cực nghèo (những người phải chi 50 – 70% thu nhập cho lương thực) tăng lên ít nhất 100 triệu người.
Sản lượng lương thực tăng sẽ trở thành một thách thức trong thập kỷ tới. Nguồn cung đất trồng trọt đang dần biến mất ở hầu hết các nước đang phát triển. Sự khan hiếm nước cũng là một nguyên nhân kìm hãm sản lượng lương thực ở các vùng nhiệt đới bán khô cằn ở châu Phi hạ
Các mạng Xanh lần hai
Thông qua sự kết hợp về nghiên cứu nông nghiệp ứng dụng, giáo dục, mở rộng và phát triển thị trường sẽ giúp tăng sản lượng nông nghiệp và thu nhập cho nông dân. Một thế hệ hạt giống mới, các ứng dụng nông nghiệp và hạ tầng cơ sở được cải thiện sẽ làm cho sản lượng và thu nhập nông nghiệp tăng. Một cuộc Cách mạng Xanh có thể giúp được điều này. Mặc dù kỹ thuật của cuộc Cách mạng Xanh ngày càng bị chỉ trích vì chỉ làm tăng lợi nhuận của các nông trang lớn và huỷ hoại môi trường, song các nghiên cứu gần đây cho thấy người nông dân sản xuất nhỏ cũng được lợi. Trên thực tế, không có chuyện kỹ thuật giúp gia tăng sản lượng, mở rộng nông nghiệp ở các vùng đất khó trồng trọt lại làm cho môi trường bị huỷ hoại nhiều hơn.
Điều cần thiết nhất là đưa nông nghiệp trở lại ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự phát triển toàn cầu. Chúng ta hình như quên rằng không có nền kinh tế nào đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững và tăng dần thu nhập lên mức trung bình mà không phát triển nông nghiệp trước tiên. Có những dấu hiệu thay đổi đầy hứa hẹn. WB cam kết tập trung hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở châu Phi. Hội nghị cấp cao G20 hồi tháng 4/2009 đã nhấn mạnh sự cần thiết này. Theo chương trình quan hệ đối tác mới về phát triển nông nghiệp châu Phi, các nước châu Phi cam kết dành nhiều nguồn lực hơn cho cải thiện nông nghiệp. Mỹ cũng đang tiến tới việc nối lại sự lãnh đạo về phát triển nông nghiệp toàn cầu. Tổng thống Obama đã thông báo sự ủng hộ của ông đối với việc tăng gấp đôi viện trợ nước ngoài của Mỹ cho nông nghiệp. Đạo luật, do các Thượng nghị sỹ Lugar và Casey chủ trì, đề nghị xem xét lại toàn bộ sự trợ giúp phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng Xanh lần thứ hai không thể sao chép y nguyên cuộc cách mạng trước. Nó sẽ phải là kết quả của mối quan hệ đối tác giữa các nước viện trợ, các nước đang phát triển và các thể chế quốc tế với các mục tiêu do các đối tác châu Phi và châu Á xác định. Nó cũng sẽ phải thiết lập quan hệ đối tác công-tư với các trường đại học và các viện nghiên cứu, các công ty kinh doanh nông nghiệp và các tổ chức phi chính phủ phải cam kết giúp giảm đói nghèo.
Các chính sách ngăn cản việc sản xuất nhiều lương thực của các nước đang phát triển phải được thay đổi. Các chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã làm méo mó giá cả thị trường thế giới và gây tác hại cho người nông dân sản xuất nhỏ. Sự phản đối của châu Âu đối với việc sử dụng hạt giống biến đổi gene trong nông nghiệp châu Phi đã ngăn cản tốc độ tăng sản lượng.
Việc Mỹ thực hiện chính sách các nước nhận viện trợ mua hàng hoá Mỹ bằng chính các khoản viện trợ đó có tác động rõ rệt đến các thị trường địa phương đang bị suy yếu.
Trong khi các sai lầm chính sách nói trên cần được điều chỉnh lại, cơn sốc về giá lương thực toàn cầu đã dẫn đến hy vọng rằng ngay cả thời buổi suy thoái, các nhu cầu cơ bản nhất của loài người có thể một lần nữa lại trở thành tâm điểm của mối lo ngại toàn cầu./.
PV (Theo báo nước ngoài)