(Tổ Quốc) - Theo đài VOA, Việt Nam đang cố gắng kiểm soát lạm phạt tránh rủi ro đe dọa trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của đất nước giống như đã từng xảy ra cách đây một thập kỷ.
Chỉ số giá tiêu dùng vào tháng 6 ở mức 4.67% cao hơn so với tháng 6 năm ngoái sau khi tăng khoảng 3.29% vào nửa đầu năm 2018.
Một nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến thị trường cố phiếu Việt Nam vào năm 2015. Ảnh:VOA |
Ông Maxfield Brown, một chuyên gia cấp cao cho biết: “Tôi cho rằng đây là xu hướng chung và là kết quả chi tiêu sinh hoạt tăng của người dân Việt Nam”.
Làm phát hơn 20% trong năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trong suốt 8 năm sau đó. Lạm phát Việt Nam đặt mục tiêu chỉ giữ mức 4% nhằm chấm dứt tình trạng khủng hoảng kinh tế lặp lại.
“Đây là điều cần phải xem xét. Rõ ràng, nếu mọi thứ vẫn diễn ra, lạm phát cao thì đó sẽ là vấn đề lớn. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề xảy ra ở hiện tại”, ông Brown nói.
“Chính phủ Việt Nam tăng mức lương tối thiểu lên 6.5% trong năm nay và kế hoạch tiếp tục tăng trong năm 2019”, Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho biết.
Theo VOA, GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm nay tăng khoảng 7% sau vài năm chỉ giữ ở mức 6%. Ngân hàng phát triển châu Á ước tính GDP Việt Nam tăng khoảng 7.1% trong cả năm.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tăng lên kể từ năm 2015.
Lạm phát vào năm 2008 đã đẩy kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 5.3% trước khi có thể hồi phục trở lại.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất tại châu Á.
Các nhà phân tích nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhưng sẽ không rơi vào vòng xoáy lạm phát cách đây 10 năm.
“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi không cho rằng lạm phát sẽ gia tăng ở mức báo động. Với tình hình hiện tại, chúng tôi phỏng đoán lạm phát chỉ tăng nhẹ không chỉ ở Việt Nam mà còn các quốc gia khác”, bà Marie Diron, giám đốc điều hành của Singapore Moody's Investors Service tại Singapore cho biết./.