(Tổ Quốc) - Theo trang Fast Company, Việt Nam - nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới - sắp "thay đổi cuộc chơi" đối với cà phê hữu cơ. Ngay cả những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực cà phê đặc sản cũng chú ý lớn đến nguồn cung cà phê đáng kể từ Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu cung cấp 0,5% cà phê ra thế giới vào năm 1984 và tiếp tục tăng hơn 18% vào năm 2020. Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới, một trong hai giống cà phê chính thống trị ngành cà phê thế giới.
Trong 30 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích nông dân trồng và xuất khẩu cà phê bằng việc hỗ trợ giá đầu vào nông nghiệp như hạt giống, phân bón cho đến đất đai giá rẻ.
Mặc dù xuất khẩu cà phê từ Việt Nam tăng trưởng nhưng các chính sách của chính phủ cũng kiểm soát giá giá cả hợp lý.
Bà Debbie Wei Mullin là người sáng lập Copper Cow Coffee cho biết khi bắt đầu kinh doanh cà phê, tôi không thể tìm thấy dù chỉ là một trang trại cà phê được chứng nhận hữu cơ trong nước. Trong chuỗi cung ứng, trước tiên chúng tôi phải bắt đầu bằng việc giảm đáng kể thuốc trừ sâu và hóa chất trong trang trại nhưng việc thu hút nông dân cùng tham gia là một thách thức.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó sẽ thay đổi khi thế giới quan tâm nhiều hơn đến cà phê Việt Nam, đặc biệt là sự tham gia của Mỹ trong khả năng tiêu thụ cà phê hữu cơ.
Ngoài ra, tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam cũng có ý thức về sức khỏe hơn và đòi hỏi nhiều sản phẩm hữu cơ và cao cấp hơn. Những xu hướng này, cùng với các chính sách của chính phủ khuyến khích sản xuất hữu cơ, đã thúc đẩy nông dân trồng cà phê chuyển sang sản xuất hữu cơ vì không chỉ thúc đẩy giá cao hơn mà phương pháp canh tác tốt cũng sẽ đáp ứng về sức khỏe và môi trường.
Việt Nam sẽ tiếp bước các nền kinh tế mới nổi châu Á láng giềng như Trung Quốc, vốn đã tận dụng tăng trưởng kinh tế để trở thành nhà sản xuất lớn các sản phẩm hữu cơ và tận dụng nhu cầu toàn cầu đang tăng nhanh. Xu hướng này sẽ làm cho cà phê hữu cơ trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
"Trong 20 năm qua, tôi thường xuyên đến Việt Nam - đầu tiên là cùng mẹ để thăm quê hương, sau đó là theo học tại Viện công nghệ Massachusetts và theo đuổi sự nghiệp phát triển bền vững tại Ngân hàng Thế giới. Tôi làm mọi việc từ tài chính vi mô trong nông nghiệp đến phát triển đường cao tốc nông thôn với mục đích duy nhất: Làm thế nào có thể tạo ra những cơ hội tốt hơn ở Việt Nam? Năm 2016, tôi áp dụng những kiến thức này để thành lập Copper Cow Coffee, công ty cà phê cao cấp đầu tiên của Việt Nam tập trung vào việc thúc đẩy các hoạt động chuỗi cung ứng bền vững", bà Debbie Wei Mullin nói.
Trong những năm qua, tôi đã chứng kiến Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ nghèo giảm từ 60% xuống 10% và quốc gia Đông Nam Á này đã nổi lên như một cường quốc kinh doanh quốc tế.
Tăng trưởng công nghiệp tăng nhanh, chất lượng hàng hóa sản xuất cũng tăng nhanh, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc một thập kỷ trước. Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển thì tầng lớp trung lưu quan tâm đến sức khỏe sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần từ năm 2016 đến năm 2020 và tiếp tục phát huy để theo kịp nhu cầu. Riêng năm 2020, xuất khẩu hữu cơ từ Mỹ sang Việt Nam đã tăng gấp 4 lần.
Sản xuất hữu cơ của Việt Nam sẽ phát triển khi nông dân hiểu biết hơn về các phương pháp canh tác hữu cơ, mức giá đưa ra và những lợi ích sức khỏe có được.
Cơ hội cho thị trường cà phê hữu cơ
Vào năm 2022, thị trường cà phê hữu cơ đạt 8,9 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 28,8 tỷ USD vào năm 2030, một phần do sự đón nhận mạnh mẽ của thị trường Mỹ (được định giá 3,4 tỷ USD vào năm 2020).
Trong nhiều năm, cà phê Robusta (và do đó là cà phê Việt Nam) bị xem là loại cà phê kém chất lượng khi không có phương pháp canh tác hiệu quả. Người tiêu dùng kén chọn hơn sẵn sàng bỏ ra mức giá cao hơn 47% cho các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi và thế giới đang nhận thức được rằng Robusta vốn dĩ không hề thua kém Arabica. Thời báo New York từng ca ngợi đây là tương lai của cà phê Việt Nam. Ngay cả những người sành cà phê nhất cũng đăng ký mua cà phê Việt Nam và có thể tìm thấy nhiều lựa chọn cà phê Việt Nam khác nhau trong các cửa hàng từ Whole Foods đến Sprouts cho đến Walmart.
Trong khi đó, Arabica đã hưởng lợi mạnh mẽ sau nhiều năm đầu tư cải tiến chất lượng như tiêu chuẩn đo độ chín của quả cà phê trước khi thu hoạch hoặc đổi mới. Trong khi hành trình phát triển loại cà phê Robusta chỉ mới bắt đầu ở quy mô gần đây.
Tuy nhiên, Robusta vẫn được nhiều người yêu thích, bao gồm cả hương mocha đậm đà và vị hạt dẻ. Robusta cũng là một loại cây có khả năng chống chọi với khí hậu tốt mà đảm bảo hàm lượng caffeine cao. Cả hai loại cà phê này đều trở nên hoàn hảo cho quá trình chuyển đổi hữu cơ. Điều đó có nghĩa là khi được chứng nhận hữu cơ, Việt Nam sẽ có cả hai loại cà phê hữu cơ cao cấp với giá cả vô cùng hợp lý. Chẳng bao lâu cà phê Việt Nam sẽ là một phần trên các danh mục của thị trường cà phê hữu cơ cao cấp./.