(Tổ Quốc) - Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đang khuynh đảo thế giới bởi sức mạnh tối tân của hệ thống phòng không này.
- 07.06.2018 Mỹ “bất lực” thương vụ S-400 Nga-Ấn
Phần lớn các quốc gia đều mong muốn có thể sở hữu chúng bất chấp các đe dọa trừng phạt của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 ‘Triumf’ |
Điều gì đang khiến Washington lo ngại?
S-400 ‘Triumf’ là hệ thống phòng không tân tiến nhất của Nga với thiết kế nhằm phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái, tên lửa ở khoảng cách khoảng 400km. Hệ thống phòng thủ này cũng triển khai 3 loại tên lửa đất đối không nhằm mục tiêu tầm xa.
Vào cuối tháng 4, các quan chức quân sự Nga đã tiết lộ tiếp nhận một loạt tên lửa mới cho S-400 có khả năng tấn công các mục tiêu ở quỹ đạo thấp. Tổ hợp S-400 bao gồm ít nhất 4 bệ phóng: một phương tiện chỉ huy, radar di động, phương tiện vận chuyển và bốc xếp. Một tổ hợp có thể phát hiện mục tiêu trên không trong phạm vi 600 km.
Tổ hợp phòng không S-400 luôn kích thích các thương vụ vũ khí và tạo nên “cơn sốt” toàn thế giới.
Washington liên tục lên án mạnh mẽ khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống này. Mỹ cho rằng, S-400 không tương thích với hệ thống chất lượng của NATO. Washington đã liên tục lên tiếng đe dọa đồng thời cảnh báo sẽ chấm dứt thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu F-35 giữa Mỹ và Ankara.
“Các quốc gia khác cũng đang tìm cách có thể sở hữu tổ hợp S-400 tối tân này và cũng nhận lại sự đe dọa từ phía Mỹ”, RT cho biết.
Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Mac Thornberry đã cảnh báo việc Ấn Độ mua S-400 của Nga sẽ khiến Mỹ cảm thấy không hề thoải mái để bán vũ khí cho nước này. Các quan chức Ấn Độ đã phản ứng gay gắt và cho rằng không ai có thể quyết định việc Ấn Độ mua hay không. Điều đó có nghĩa, Ấn Độ vẫn tiếp tục kế hoạch mua S-400 theo đúng lộ trình bất chấp các trừng phạt nhằm vào nước này.
Theo các nhà quan sát, Mỹ vẫn ám ảnh với S-400 của Nga cùng với các đe dọa bởi vì các nước khác luôn muốn mua vũ khí của Moscow và điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vũ khí của Mỹ.
Đối thủ của Nga – hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất không thu hút các nước bằng S-400 của Nga. S-400 có thể tiếp cận mục tiêu nhanh gấp 2 lần Patriots. Về bản chất, Mỹ vẫn có Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, tuy nhiên, thế giới vẫn muốn sở hữu S-400 của Nga.