Năm 2016 là một năm gây sốc với thế giới khi châu Á liên tục chông chênh trong nhiều câu chuyện chính trị hài hước. Vậy ai là người chiến thắng và ai là kẻ thua cuộc trong trường đua chính trị châu Á năm nay?
Nhân vật quyền lực nhất dưới chế độ cộng sản: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình được xem là người có vị trí chính trị vững chắc bởi sự khôi phục kinh tế Trung Quốc luôn giữ vững ở nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những cải cách và đổi mới trong chính quyền ông Tập đã mang lại cho Trung Quốc nhiều thịnh vượng trong năm 2017.
Nhân vật tín nhiệm nhất: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Ông Abe đã liên tục nhận được sự tín nhiệm cao và trở thành thủ tướng Nhật Bản lâu đời nhất từ sau chiến tranh. Thủ tướng Abe đã mang lại nhiều cơ hội cho xứ sở mặt trời mọc trong các cải cách, đổi mới bộ máy chính quyền. Năm 2016, chính phủ Nhật Bản đã quyết tâm thực hiện ba mũi tên trong chính sách Abenomics giai đoạn hai (Abenomics 2.0).
Nếu như Abenomics 1.0 được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra với ba mục tiêu là thúc đẩy gói kích thích tài chính lớn, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu, thì ở Abenomics 2.0 nhà lãnh đạo Nhật Bản đặt quyết tâm xây dựng nền kinh tế mạnh “để tạo ra hi vọng”, hỗ trợ tăng tỷ lệ sinh “để nuôi dưỡng ước mơ” và đảm bảo một xã hội bình yên. Abenommics 2.0 là “quân bài” đầy hi vọng của Thủ tướng Abe, nhấn mạnh mục tiêu kinh tế gắn chặt hơn với vấn đề an sinh xã hội cùng mong muốn sẽ đưa Nhật Bản vào một thời kỳ phát triển mà chất lượng cuộc sống được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, ông Abe sẽ đối mặt khó khăn nếu Mỹ đã rút khỏi Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhân vật vì quyền bình đẳng: lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi
Bà Suu Kyi được bổ nhiệm là cố vấn Nhà nước Myanmar vào tháng Tư giúp nâng tầm ảnh hưởng của bà trong chính phủ Myanmar, bất chấp sự phản đối từ phía quân đội. Các chuyên gia nhận định chức vụ mới của bà Suu Kyi tương đương với quyền lực của thủ tướng. Bởi sự phá bỏ các lệnh trừng phạt, chính quyền của bà Suu Kyi đã mở cửa hút các nguồn đầu tư nước ngoài với nhiều mục tiêu tham vọng nâng tầm kinh tế trong 20 năm tới.
Nhân vật “phá bỏ định kiến”: Thống đốc Tokyo Yuriko Koike
Thống đốc nữ đầu tiên của thủ đô Nhật Bản là Yuriko Koike đã chiến thắng mà không có bất kỳ sự hậu thuẫn nào từ thành viên đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe. Với tư cách là ứng viên độc lập, bà Koike sẽ phải đối mặt nhiều thách thức trên cương vị nữ thống đốc đầu tiên của Tokyo là giải quyết vấn đề tài chính đang ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị Olympic 2020 và những vấn đề môi trường trong thành phố.
Nhân vật được xem là “người đàn ông tốt”: Thống đốc New Zealand John Key
Trông giống như một quý ông lịch lãm trong chính trị New Zealand, John Key đã gây sốc khi quyết định từ chức vì "lý do gia đình" sau tám năm cầm quyền. Báo chí New Zealand gọi John Key là "Teflon John" (John Không dính) vì ông không dính dáng điều tiếng gì trong thời gian cầm quyền. Ông được ca ngợi đã đưa New Zealand qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và ra khỏi suy thoái.
Nhân vật “quyết đoán đến thái quá”: Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte
Ông Duterte đã trở thành Tổng thống Philippine đã vượt qua Bộ trưởng Nội vụ Manuel "Mar" Roxas II, người được Tổng thống mãn nhiệm ủng hộ, và nghị sỹ Grace Poe, cùng nhiều ứng cử viên khác. Tuy nhiên, sự khủng hoảng trong ngành công nghiệp mỏ đã tăng thêm những chỉ trích giành cho ông Duterte. Cùng với đó là chính sách hách dịch giết chết gần 6000 người trong chiến dịch chống ma túy.
Nhân vật thất bại nhất của năm: Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Nhà chính trị thất bại nhất châu Á năm 2016 là Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye liên quan đến vụ bê bối tham nhũng. Đề xuất luận tội Tổng thống Park được ba đảng đối lập của Hàn Quốc thúc đẩy. Theo cáo buộc của những đảng này, bà Park đã vi phạm Hiến pháp và các quy định khác có liên quan trong vụ bê bối của người bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil. Nhiều người trong chính giới Hàn Quốc cũng như người dân rất bất bình về việc này, gọi bà Choi là “Tổng thống trong bóng tối” và bà Park là “con rối” trong tay bà Choi, đồng thời nhấn mạnh đây là điều không thể chấp nhận được. Vụ bê bối chính trị của bà Park đã gây ra một năm trấn động cho nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á, làm gia tăng sức ép từ nước láng giềng Triều Tiên.
(Theo the diplomat)