(Tổ Quốc) - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mạnh mẽ sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm ngăn chặn xuất khẩu dầu thô từ Iran.
Vào ngày 25/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết: “Ankara sẽ không tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tehran vì Iran là nước láng giềng và là đối tác chiến lược của chúng tôi”. Ankara hiện đang có vị trí vững chắc để có thể không bị “o ép” từ Washington và có nhiều lý do để bắt đầu các căng thẳng với Tehran.
Cuộc diễn tập hải quân Iran tại biển Oman. Ảnh: Xinhua / Global Look Press |
Đầu tháng này, Mỹ đã cam kết sẽ áp trừng phạt vào ngành năng lượng của Iran. Washington đang lên kế hoạch gây sức ép đối với Tehran với mục tiêu khiến cho càng nhiều quốc gia cắt giảm dầu nhập khẩu từ Iran về mức 0 càng tốt. Trừng phạt sẽ có hiệu quả vào tháng 11. Các quốc gia vẫn tiếp tục mua dầu từ Iran sẽ phải đối mặt với đòn trừng phạt thứ cấp từ Mỹ.
Cựu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ Osman Faruk Logoglu cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khả năng sẽ chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ vào ngành năng lượng dầu của Iran. Việc “xa rời” Tehran sẽ không được xem là khôn ngoan trong chiến lược lâu dài của Ankara.
“Thổ Nhĩ Kỳ là nước láng giềng với Iran. Họ có mối quan hệ quan trọng với Iran không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn trên toàn cầu”, ông Logoglu nói trên RT.
Ông Logoglu nói thêm rằng, Iran sẽ không để cho mọi thứ theo ý của Mỹ. Tehran liên tục cảnh báo rằng, nếu cấm vận được áp dụng thì Iran sẽ dừng ngay chuyến hàng cung cấp dầu từ Trung Đông. Lời hứa này không phải là một đe dọa sáo rỗng.
“Iran có thể trả đũa và đóng eo biển Hormuz. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu dầu mỏ từ các nước khác trong khu vực vùng Vịnh”, ông Logoglu dự đoán.
Trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại khoa quan hệ quốc tế, Đại học Istanbul Sabahattin Zaim cho rằng, Ankara đang minh họa cho hàng loạt các chiến lược ngoằn ngoèo của nước láng giềng trong các năm qua, đặt lợi ích quốc gia lên trên mọi thứ khác. Vì vậy, bất kỳ hành động nào thực tế nào đều có thể xảy ra. Thổ Nhĩ Kỳ chống lại trừng phạt của Mỹ và đến gần với Iran. Điều này sẽ không khiến cho Mỹ hay các thành viên NATO phản ứng mạnh chỉ vì NATO không muốn quá liều lĩnh với Ankara.
“Họ sẽ không phản ứng mạnh như chúng ta đã thấy trước đây", ông Giannotta nói trên RT đồng thời cho rằng các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã cho thấy "họ có thể đi xa đến đâu" mà không phá vỡ liên minh./.